Biên tập: --.- ...
Hiệu đính: Mày là bố tao
Đêm nay trăng tròn, Dương Dung Cơ lờ đờ đứng lên, bóp vai cho Dương thị, nói: "Mẫu thân ơi, con đi nghỉ đây. Mẫu thân cũng nên ngủ sớm, kẻo hại mắt ạ".
Dương thị cầm lấy áo choàng bên cạnh, khoác lên người nàng, dặn dò: "Trời tối rồi, đi đứng cẩn thận. Về phòng nhớ uống canh gà, đừng uống quá nhiều trà".
"Vâng."
"Có phải hôm nay gặp a Nhứ không?"
"Vâng."
"Bình thường hai đứa cứ gặp nhau là có chuyện, Trương nương tử thì động một chút lại đến đây khóc lóc kể lể. Không ngờ con gái đã xuất giá mà không bớt lo được. May thay, phụ thân con là người biết điều, nhưng cứ lâu lâu lại gây chuyện như thế, cũng đủ khiến người ta nhức đầu, đành để phụ thân con nghĩ xem nên ứng phó ra sao vậy."
Dương thị săn sóc khiến nàng cảm thấy ấm áp, Dương Dung Cơ quấn chặt lấy áo choàng, đẩy cửa phòng ra. Trời rất lạnh, không còn ấm áp như ban ngày. Xung quanh sân trước của viện chính trồng trúc xanh, gió thổi lá cây xào xạc. Đằng trước nữa là đầm sen. Bài trí như thế lại phù hợp tính tình Dương Triệu, ông là nhà nho, rất coi trọng từ "khí tiết". Có đôi khi Dương thị sẽ trách ông quá ngay thẳng, không hiểu được từ "khôn khéo". Có người trách móc, tất nhiên cũng có người tán thưởng.
Dương Dung Cơ rất thưởng thức khí tiết và thái độ sống của phụ thân. Ông đối xử bình đẳng với con cái trong phủ, từ học vấn đến cách làm người đều nghiêm khắc. Cả Dương Dung Cơ lẫn hai ca ca đều được học thi thư phú họa, không ai được nuông chiều, cũng không ai bị coi thường, ngoại trừ Dương Nhứ. Theo lời kể của Dương thị, vì Dương Nhứ vừa khóc lóc vừa làm ồn, không chịu học tập, cũng không cam lòng với thân phận thứ nữ, cả ngày chỉ hòng tính toán lấy lòng mọi người. Dương Triệu cũng hết cách, từ bỏ bồi dưỡng thi thư cho nàng ta, cũng thuận theo ý nàng ta, để nàng ta xuất giá.
Mỗi ngày, trước bữa tối, Dương Triệu sẽ gọi ba người con đến thư phòng, bình thư họa, luận thời sự, cũng có xen kẽ đời sống bình dân. Lần duy nhất mà Dương Triệu tức giận là bởi vì phát hiện ngũ thạch tán ở trong nhà.
Hôm đó, tra ra là đại ca Dương Đàm mua về, chỉ là hiếu kì, may mà chưa dùng, nhưng cũng bị phạt. Nhân sĩ anh kiệt đương thời chuộng ngũ thạch tán, Dương Triệu đành chịu, nhưng ông tuyệt đối không cho phép nhà mình dính vào.
Mỗi lần nói đến thời cuộc, Dương Triệu luôn luôn thở dài. Vì Tư Mã thị* soán quyền, áp dụng chính sách lôi kéo, ông phải tránh xa mọi việc để có thể giữ được mình. Dù biết rõ đây không phải là kế sách lâu dài nhưng ông cũng không còn cách nào.
*Dòng họ Tư Mã thống trị tàn bạo thời Tây Tấn, nhưng họ đã tìm mọi cách dùng lễ giáo để đánh phấn tô son cho mình, những trò hề của họ khiến người ta phải buồn nôn. Một số văn nhân thanh cao không muốn phục vụ cho tập đoàn Tư Mã, nhưng cũng không dám phản kháng nên đã có những thái độ tiêu cực. Họ sống giữa cảnh non nước, uống rượu ngâm thơ, thể hiện thái độ coi thường danh lợi, phản đối lễ giáo. "Trúc lâm thất hiền" chính là những đại biểu của những văn nhân này, gồm 7 người: Nguyễn Tịch (210-263), Kê Khang (223-263), Lưu Linh (221-300), Sơn Đào (205-283), Hướng Tú (221-300), Vương Nhung (234-305), Nguyễn Hàm (?-?).
BẠN ĐANG ĐỌC
[TẠM NGỪNG] Đời có Phan An
RomanceTên truyện: Đời có Phan An Tên Hán Việt: Thế hữu Phan An Tác giả: Liễu Ức Chi Thể loại: Nguyên tác, Ngôn tình, Cổ đại, Xuyên không, Tiết tấu chậm, Yêu đậm sâu, Giới cầm quyền Tình trạng bản gốc: Hoàn thành Biên tập: --.- ..., Mày là bố tao Hiệu đính...