Labiranhtơ, tiếng Hy Lạp (Laburinthos) - về nguồn gốc của từ này các nhà nghiên cứu có hai cách giải thích. Một là, Labiranhtơ gốc từ Labras là cái rìu hai lưỡi, vật tượng trưng cho quyền lực thiêng liêng của các vị vua trên đảo Cret. Những cuộc khai quật khảo cổ học đầu thế kỷ XX và tiếp đó đã phát hiện ra trước hết ở Knôxxôx (Cnossos) và một số trung tâm khác trên đảo Cret những dí tích của một nền văn minh cung điện huy hoàng. Trên những mảnh tường cung điện còn sót lại, người ta thấy vẽ hoặc chạm nổi hình một chiếc rìu hai lưỡi, từ đó các nhà nghiên cứu giả định: Labiranhtơ là tên chiếc ngai vàng của vị vua Ai Cập Pharaông Ammênêmơ III . Nhà vua này ra lệnh cho triều đình xây dựng cho mình một cung điện và lấy tên chiếc ngai vàng của mình - Labiranhtơ - đặt tên cho cái cung điện đó, một công trình xây dựng hết sức công phu, phức tạp, tốn kém.
Theo những tài liệu của các tác giả cổ đại thì có tất cả bốn cái Labiranhtơ
1. Labiranhtơ ở đảo Cret, theo truyền thuyết do Đêđan xây dựng và nhà vua Minôx nhốt đứa con nửa người nửa bò Minôtor của mình. Cung điện mà nhà khảo cổ học người Anh Áctơ Ivân phát hiện được ở Knôxxôx một công trình kiến trúc khá tinh vi và phức tạp. Trong cung điện có tới 800 phòng, phòng nào cũng được trang hoàng khá lộng lẫy. Người ta đã biết đưa nghệ thuật hội họa và điêu khắc vào để làm đẹp cuộc sống. Trong lâu đài có xưởng thợ, nhà ngục, mười tám kho ủ rượu, một hệ thống ống dẫn nước đến các phòng tắm. Đáng chú ý hơn nữa là đã có một sân khấu với 500 chỗ ngồi. Các nhà nghiên cứu gần như mất trí cho rằng, cung điện Labiranhtơ trong truyền thuyết về Minôx - Minôtor - Đêđan là cung điện này.
2. Labiranhtơ ở Ai Cập, thuộc vùng Phaium (Fayoum), theo nhà sử học cổ đại Hêrôđôt miêu tả có khoảng 3000 phòng, do Pharaông Ammênêmơ III xây dựng vào quãng thế kỷ XIX tr.C.N.
3. Labiranhtơ ở đảo Xamôx(1), xây dựng dưới triều vua Pôlicratex vào quãng thế kỷ VI tr.C.N.
[(1) Samos, một hòn đảo trong quần đảo Sporade gần đô thành Ephèse, vùng ven biển Nam Tiểu Á.]
4. Labiranhtơ ở Ý, xây dựng dưới triều vua Porxenna (Porsenna) người Êtơruyxơcơ, ở vùng Kiudi (Chiusi). Đây là một kiểu nhà mồ. Cần nói thêm, có những kiến giải cho rằng nguồn gốc xa xưa của Labiranhtơ là một nhà mồ lớn ở dưới đất và nằm trong một hang đá hoặc đào khoét một ngọn núi thành hang rồi xây nhà mồ ở dưới đất. Kiểu nhà mồ này là của những nhân vật vương giả, xây cất công phu và phức tạp, ra đời đầu tiên ở Ai Cập. Sau này Labiranhtơ không còn chức năng là nhà mồ nữa. Người ta xây dựng những cung điện, những Labiranhtơ, nhưng vẫn giữ lại cái phong cách cũ: một cung điện có nhiều phòng, nhiều hành lang, đường đi ở trong cung điện phức tạp.Ngày nay, Labiranhtơ trở thành danh từ chung chỉ những công trình kiến trúc phức tạp, cầu kỳ, rắc rối mà chúng ta thường quen gọi là Mê cung. Mở rộng nghĩa nó chỉ là một tình trạng rắc rối, phức tạp hoặc một tình thế bế tắc không lối thoát . Chúng ta còn dùng từ "bát trận đồ" để diễn tả ý nghĩa tương ứng với Labiranhtơ.
Vì Đêđan là người xây dựng nên cung điện Labiranhtơ nên Đêđan cũng trở thành danh từ chung với ý nghĩa:
1. Đồng nghĩa với Labiranhtơ.
2. Người thợ giỏi, người khéo tay.