Nhậpcư, chính sách ưu đãi thành phần thiểu số,đa ngôn ngữ, đa dạng sắc tộc - bang California của tôiđã từng nằm trong số những bang đi tiên phong trong cácchính sách gây tranh cãi này, song hiện nay lại đang đitiên phong trong việc phản đối kịch liệt các chính sáchđó. Chỉ cần liếc vào các lớp học trường công nơicác con tôi đang học là có thể thấy những cuộc tranhcãi trừu tượng kia được cụ thể hóa ra sao qua gươngmặt các học sinh. Các trẻ em này nói trên 80 thứ tiếngkhi ở nhà, trong khi người da trắng nói tiếng Anh chỉ làthiểu số. Trong số bạn cùng lớp của các con tôi, bấtcứ đứa nào cũng có ít nhất cha hoặc mẹ hoặc mộttrong các ông bà nội ngoại sinh ra ở ngoài nước Mỹ; batrong số bốn ông bà của các con tôi cũng vậy. Nhưng sựnhập cư đó đơn giản là đang phục hồi lại sự đadạng mà châu Mỹ từng có suốt hàng ngàn năm. Trướckhi người châu Âu di cư đến, vùng nội địa Hoa Kỳngày nay đã là nơi sinh sống của hàng trăm bộ lạcngười châu Mỹ bản địa nói hàng trăm thứ tiếng, vàchỉ trong mấy trăm năm trở lại đây thì tất cả mớiđược quy lại dưới sự kiểm soát của một chính phủduy nhất.
Vềcác phương diện đó thì Hoa Kỳ là một đất nước hếtsức "bình thường". Trong số sáu nước đông dân nhấtthế giới thì đã có đến năm nước là những cái "nồilẩu" vàchỉ gần đây mới đạt tới sự thống nhất về chínhtrị, các nước này vẫn đang bao gồm hàng trăm ngôn ngữvà nhóm dân tộc. Chẳng hạn, nước Nga, vốn ban đầuchỉ là một nhà nước Xlavơ nhỏ bé tập trung ởMátxcơva, mãi đến năm 1582 mới bắt đầu bành trướngra ngoài dãy Ural. Từ đó cho tới thế kỷ XIX, nước Ngatiếp tục nuốt chửng hàng tá dân tộc phi Xlavơ khác,nhiều dân tộc trong số đó đến nay vẫn giữ đượcngôn ngữ và bản sắc văn hóa của mình. Cũng như lịchsử nước Mỹ là lịch sử về việc một phần Bắc Mỹbành trướng thành nước Mỹ, lịch sử nước Nga là lịchsử về việc nước Nga trở thành Nga. Ấn Độ, Indonesiavà Brazil cũng là những thực thể chính trị vừa đượcthành tạo gần đây (hoặc trong trường hợp Ấn Độ làtái tạo), nơi đến ngày nay vẫn có lần lượt 850, 670và 210 ngôn ngữ.
Trường hợpngoại lệ lớn đối với quy luật "nồi lẩu" này lànước đông dân nhất thế giới - Trung Quốc. Ngày nay, ítnhất là đối với người bình thường, Trung Quốc làmột thể nguyên khối về chính trị, văn hóa và ngônngữ. Trung Quốc được thống nhất về chính trị ngay từnăm 221 tr.CN và vẫn thống nhất như vậy trong hầu hếtcác thế kỷ từ đó đến giờ. Ngay từ buổi đầu củavăn tự ở Trung Quốc, đất nước này luôn luôn chỉ cómột hệ chữ viết duy nhất, trong khi châu Âu ngày nay sửdụng hàng tá bảng chữ cái được điều chỉnh. Trong số1,2 tỷ người Trung Quốc, hơn 800 triệu người nói tiếngQuan thoại, thứ ngôn ngữ có đông người dùng như tiếngmẹ đẻ nhất trên thế giới. Khoảng 300 triệu ngườikhác nói bảy ngôn ngữ khác khá giống tiếng Quan thoạivà cũng khá giống nhau như tiếng Tây Ban Nha giống tiếngÝ vậy. Như vậy, không những Trung Quốc chẳng phải làmột nồi lẩu, mà thậm chí sẽ là ngớ ngẩn nếu đihỏi Trung Hoa đã trở thành Trung Quốc như thế nào. TrungHoa vốn dĩ đã là Trung Quốc hầu như ngay từđầu lịch sử thành văn của nó.
Chúngta đã quá quen coi sự thống nhất bề ngoài này củaTrung Quốc là chuyện tự nhiên đến nỗi quên mất rằng[thực ra] điều đó lạ lùng đến nhường nào. Mộtnguyên nhân khiến chúng ta lẽ ra không nên lầm tưởng vềsự thống nhất ấy là yếu tố di truyền. Tuy rằng lốiphân loại chủng tộc thô thiển thường gộp chung toànbộ người Trung Quốc vào cái gọi là chủng Mongoloid,song cái tiêu chí gọi là Mongoloid đó ẩn chứa nhiều sựkhác biệt hơn cả những sự khác biệt giữa người ThụyĐiển, người Ý và người Ailen trong phạm vi châu Âu.Đặc biệt, người Bắc Trung Quốc và người Nam TrungQuốc khác nhau khá rõ về di truyền cũng như ngoại hình:trong khi người Bắc Trung Quốc gần người Tây Tạng vàngười Nepal hơn cả thì người Nam Trung Quốc lại gầnngười Việt Nam và người Philippines. Tôi có những ngườibạn quê ở cả Bắc Trung Quốc lẫn Nam Trung Quốc, thườngthì chỉ cần liếc qua ngoại hình là có thể phân biệtai với ai rồi: người Bắc Trung Quốc thường cao hơn,nặng cân hơn, da sáng màu hơn, mũi nhọn hơn, mắt thìnhỏ hơn và có vẻ "xếch" hơn (do cái gọi là "nếpbán nguyệt" của họ).
YOU ARE READING
SUNG VI TRUNG VA THEP
Historical FictionJared Diamond ngay từ đầu trang sách đã đặt vần đề: Tại sao lịch sử Thế giới giống như một củ hành? Và ông lấy việc bóc từng lớp vỏ kia là công việc hấp dẫn, đầy thử thách. Jared Diamond đã đặt ra cho mình nhiệm vụ giải thích tiến trình lịch sử loài...