CHƯƠNG 18. Đụng độ giữa hai bán cầu

10 0 0
                                    

Trongtất cả các trường hợp nhóm người này giành chỗ nhómngười khác thì trường hợp có quy mô lớn nhất trong13.000 năm trở lại đây là cuộc đụng độ gần đâygiữa các xã hội Cựu Thế giới với các xã hội TânThế giới. Khoảnh khắc bi kịch và mang tính quyết địnhnhất của cuộc xung đột đó, như ta đã thấy ở Chương3, xảy ra khi đội quân nhỏ bé của Pizarro bắt sốnghoàng đế Atahualpa của đế quốc Inca, nhà lãnh đạotuyệt đối của nhà nước lớn nhất, giàu có nhất,đông dân nhất và tiên tiến nhất về hành chính cũngnhư công nghệ của người châu Mỹ bản địa. Sự kiệnbắt sống Atahualpa là biểu tượng cho việc người châuÂu chinh phục châu Mỹ, bởi cũng chính các nhân tố trựctiếp dẫn tới sự kiện đó hợp lại cũng là nguyênnhân khiến người châu Âu chinh phục được các xã hộichâu Mỹ bản địa khác. Giờ ta hãy quay lại cuộc xungđột đó giữa hai bán cầu, áp dụng những gì ta đãbiết được kể từ Chương 3. Câu hỏi cơ bản cần phảitrả lời là: tại sao người châu Âu đến được vàchinh phục được xứ sở của người châu Mỹ bản địachứ không phải ngược lại? Điểm xuất phát của chúngta sẽ là so sánh các xã hội Âu-Á với các xã hội châuMỹ bản địa tại thời điểm năm 1492, năm mà Columbus"phát hiện" ra châu Mỹ.

Chúng ta bắtđầu so sánh từ chỗ sản xuất lương thực, nhân tố cótính quyết định đối với quy mô của quần thể dân cưvà độ phức tạp của xã hội, do đó là nhân tố tốihậu quyết định khả năng chinh phục. Khác biệt nổibật nhất giữa sản xuất lương thực châu Mỹ với sảnxuất lương thực Âu-Á là ở các loài hữu nhũ thuầnhóa lớn. Ở Chương 9 chúng ta đã gặp 13 loài của Âu-Ávốn đã trở thành nguồn chính cung cấp cho lục địanày protein động vật (thịt và sữa), len, da, phương tiệnchính để vận chuyển người và hàng hóa, phương tiệnchiến tranh không thể thiếu, và nhân tố quan trọng làmtăng năng suất cây trồng (bằng cách kéo cày và cung cấpphân bón). Cho đến khi bánh xe quay bằng sức nước vàcối xay gió bắt đầu thay thế cho sức của các loài hữunhũ ở Âu-Á vào thời trung đại, chúng cũng còn là nguồnchính cung cấp sức mạnh "công nghiệp" ngoài lực cơbắp của con người, chẳng hạn như để xoay đá mài vàvận hành máy nâng dùng sức nước. Ngược lại, châu Mỹchỉ có mỗi một loài hữu nhũ thuần hóa lớn là lạcđà châu Mỹ (llama/alpaca), đã vậy loài này chỉ bó hẹpở một khu vực nhỏ là vùng Andes và vùng duyên hải Perulân cận. Tuy loài này được dùng để cho thịt, len, davà phương tiện vận chuyển, song nó chẳng bao giờ chosữa để con người tiêu thụ, chẳng bao giờ được dùngđể cưỡi, chẳng bao giờ kéo xe hoặc kéo cày, và chẳngbao giờ được dùng làm nguồn sinh công hay phương tiệnchiến tranh.

Ấy là cả mộtloạt những khác biệt giữa các xã hội Âu-Á với cácxã hội châu Mỹ bản địa - phần lớn là bởi hầu hếtcác loài hữu nhũ hoang dã lớn ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ đãtuyệt chủng (hay bị tiêu diệt?) vào cuối Kỷ Pleitoxen.Giá như không có những sự tuyệt chủng đó thì lịch sửhiện đại rất có thể đã diễn ra theo một chiều hướngkhác. Giá như vậy thì lúc Cortés và đoàn thám hiểm lôithôi lếch thếch của ông ta đổ bộ lên bờ biển Mexicovào năm 1519, ắt hẳn họ đã ngợp lút giữa hàng ngànkỵ binh Aztec cưỡi trên những con ngựa châu Mỹ bản địađược thuần hóa. Thay vì người Aztec chết vì bệnh đậumùa, người Tây Ban Nha ắt sẽ bị quét sạch bởi các vitrùng châu Mỹ do những người Aztec đã có kháng thểtruyền sang. Các nền văn minh châu Mỹ dựa trên sức loàivật ắt hẳn đã cử những đoàn quân chinh phục củamình sang làm cỏ châu Âu. Song những hệ quả giả địnhđó đã không xảy ra bởi các loài hữu nhũ đã bị tuyệtchủng ở châu Mỹ từ hàng ngàn năm trước.

SUNG VI TRUNG VA THEPWhere stories live. Discover now