Chương 3. Không hề có bóng dáng anh trong ký ức

13 4 0
                                    

- Sao hôm nay đi về một mình? Hoa đâu?

Bố cô hỏi khi đang bận tay kiểm tra từng áo may cắt riêng trong phòng. Thuỵ khập khiễng bước vào, ông bố thấy vậy quên hết việc làm còn dang dở, xúm vào hỏi han:

- Bị làm sao thế? Đi đứng kiểu gì mà trẹo chân thế hả con?

Thuỵ kể lại hết chuyện lúc ban trưa, ngoại trừ tình tiết được anh bác sĩ giúp đỡ.

Ông bố chẹp lưỡi:

- Con gái con đứa, lớn tồng ngồng mà vẫn bị ngã! Nào, ra đây bố coi thử xem có bị bong gân không nào?

Thuỵ phẩy tay, cười:

- Có sao đâu bố, dăm ba hôm cái lại khỏi ngay mà!

Ông bố tháo cặp kính trên mắt xuống, dòm lom lom cái túi mà Thuỵ đang cầm trên tay, chỉ vào hỏi:

- Túi gì trên tay kia?

Thuỵ nhìn xuống tay mình, "à" lên một tiếng:

- Đây là quà biếu của chị Hoa. Đáng lẽ chị có ghé qua thăm hỏi bố mẹ, nhưng giữa chừng lại có việc gấp nên chị phải về xử lý rồi.

Thuỵ nói xong thì không khí căn phòng bỗng trùng xuống hơn hẳn. Vì phòng làm việc của bố và mẹ tách biệt với công xưởng nên không quá ồn bởi tiếng máy móc dệt vải, nhưng vì lẽ đó mà sự lây nhiễm tâm trạng ngày càng diễn ra mãnh liệt hơn.

- Con về khi nào vậy? Sao không báo cho mẹ trước?

Cũng may sự xuất hiện của mẹ làm cho không gian bớt trầm lắng hơn rất nhiều. Thuỵ đặt túi nhân sâm, trình bày lại mọi việc rồi lặng yên nghe mẹ nói:

- Tội nghiệp con bé. Nhỡ thằng Lân nhà mình không tỉnh thì con bé Hoa biết phải làm sao? Chẳng lẽ cứ để nó ở bên thằng Lân mãi như vậy à?

Thấy mẹ tự trách, Thuỵ lại buồn theo. Quá ảo não, Thuỵ tìm cách khuấy động lại không khí bằng việc khui quà của chị Hoa nhưng mẹ lại can ngăn, còn trách ngược lại:

- Không được, quà thì để đó, ai mượn con bóc? Đi, đi đi, về nhà tính tiếp!

Đấy, ấy thế không chỉ mẹ đuổi đi mà bố còn không thèm đoái hoài luôn cơ mà. Ơ, lạ thật đấy, vừa mới quan tâm hỏi han người ta xong. Buồn thật, Thuỵ bĩu môi giận dỗi bỏ đi, vừa đi vừa quay đầu tính hậm hực trách móc trong lòng. Dù đã tính như vậy, nhưng khi thấy dáng vẻ âu sầu của bố mẹ qua lăng cửa kính, Thuỵ lại nghĩ, nên bỏ đi. Suy cho cùng, cha mẹ và con cái ai cũng có nỗi khổ riêng, chẳng ai giống ai, chỉ là chúng ta có suy nghĩ và thấu cảm cho họ hay không mà thôi.

Tuy nhiên, mọi chuyện giờ mới thực sự bắt đầu. Vào một ngày mưa rả rích của tháng tám, Thuỵ tới thăm anh trai. Thật bất ngờ, lần đầu tiên trong suốt ba năm chờ đợi dài đằng đẵng, Thuỵ cuối cùng cũng được thấy dáng vẻ tỉnh giấc của người anh trai tưởng chừng như chẳng còn chút hy vọng. Anh bác sĩ cùng các chị y tá bước vào thăm khám tình hình sức khoẻ, kiểm tra tổng quát cho bệnh nhân, trước khi rời khỏi còn không quên dặn dò:

- Bệnh nhân vừa tỉnh, đang trong giai đoạn phục hồi thể trạng nên người nhà tránh làm phiền bệnh nhân quá lâu.

Thuỵ gật đầu, nhìn anh chăm chú trong mớ tập hồ sơ bệnh nhân khấp khởi trong lòng. Là người trọng tình trọng nghĩa có ơn ắt trả và cực ghét phải mắc nợ ai, Thuỵ muốn nhân cơ hội này mời anh ăn cơm và có dịp hàn huyên tâm sự vài ba điều về người anh trai tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài.

Vẫn yêu anh như ngày thuở đôi mươiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ