11 hoi tiep

146 0 0
                                    

Tên sách Tác giả Tất cả Truyện kiếm hiệp Truyện cổ tích Truyện dài Truyện ngắn Tập truyện ngắn Tuổi học trò Tiểu thuyết Tình cảm - Xã hội Trinh thám - Hình sự Phiêu lưu mạo hiểm Làm người Triết học - Kinh tế Y học - Sức khỏe Nhân vật lịch sử Lịch sử Dã sử Trung Quốc Cuộc chiến Việt Nam Cổ văn Việt Nam Văn học cổ điển nước ngoài

Truyện kiếm hiệpTruyện tranhTruyện cổ tíchTruyện dàiTruyện ngắnTập truyện ngắnTuổi học tròTiểu thuyếtTình cảm - Xã hộiTrinh thám - Hình sựPhiêu lưu mạo hiểmLàm ngườiTriết học - Kinh tếY học - Sức khỏeNhân vật lịch sửLịch sửDã sử Trung QuốcCuộc chiến Việt NamCổ văn Việt NamVăn học cổ điển nước ngoài

Ỷ Thiên đồ long ký - Hồi 11 : HỮU NỮ TRƯỜNG THIỆT LỢI NHƯ THƯƠNG

Đàn bà hồ đã mấy tay,

Một lời gươm giáo rung cây gẫy cành.

Trương Tam Phong dắt Vô Kỵ xuống khỏi núi Thiếu Thất, nghĩ bụng tính mệnh của thằng nhỏ không kéo dài được lâu, cũng không còn cách nào để trị bệnh nên nói chuyện vui cho nó nghe để giải sầu. Hôm đó đến bờ sông Hán Thủy, hai ông cháu thuê thuyền qua sông. Đến giữa giòng, nước sông cuồn cuộn, chiếc đò ngang nhồi lên hụp xuống, trong lòng Trương Tam Phong cũng dao động chẳng khác gì ba đào.

Trương Vô Kỵ bỗng nói:

- Thái sư phụ, ông đừng quá lo, cháu chết rồi sẽ gặp lại cha mẹ cháu, như thế cũng thích.

Trương Tam Phong nói:

- Cháu đừng nói vậy, dù thế nào chăng nữa, thái sư phụ cũng sẽ tìm cách cứu cháu được.

Trương Vô Kỵ nói:

- Cháu vẫn nghĩ rằng nếu như học được Cửu Dương thần công của phái Thiếu Lâm, cháu sẽ nói lại cho tam sư bá nghe, thế thì hay lắm.

Trương Tam Phong hỏi:

- Sao lại hay?

Trương Vô Kỵ đáp:

- Hi vọng là tam sư bá tu luyện võ công của cả hai phái Thiếu Lâm, Võ Đương có thể trị được chân tay khỏi tàn phế.

Trương Tam Phong thở dài:

- Du tam bá của cháu bị gân cốt ngoại thương, nội công có cao cường thế nào cũng không trị lành được.

Ông nghĩ thầm: "Thằng bé này biết mình không sống được, vậy mà lại không sợ chết, lại nghĩ đến việc trị cho Du Đại Nham khỏi tàn tật, tâm địa như thế thật đúng là bản sắc của kẻ hiệp nghĩa chúng ta". Đang định khen ngợi nó vài câu, bỗng nghe trên sông một giọng oang oang từ xa truyền đến:

- Mau dừng thuyền lại, giao đứa trẻ cho ta, phật gia sẽ tha mạng cho, nếu không đừng trách ta vô tình.

Tiếng nói đó từ sóng truyền đến, lọt vào tai vẫn rõ ràng, hiển nhiên kẻ đó nội lực không phải là yếu. Trương Tam Phong cười thầm trong bụng: "Kẻ nào lớn mật, dám bảo ta để thằng bé lại?"

Ngẩng dầu lên ông thấy có hai chiếc thuyền đang chèo như bay từ xa tới, nhìn kỹ thấy trên một chiếc thuyền nhỏ có một đại hán râu xồm, hai tay hai mái chèo thật gấp, trong lòng thuyền còn hai đứa bé một nam một nữ. Đằng sau là một chiếc thuyền khá lớn, trong thuyền có bốn phiên tăng đứng đó, lại thêm bảy tám võ quan Mông Cổ. Bọn võ quan cầm những ván gỗ làm giầm chèo phụ. Gã râu xồm rất khỏe, mỗi lần quạt mái chèo, chiếc thuyền nhỏ vọt lên cả trượng, thế nhưng đằng sau người nhiều thế mạnh, hai chiếc thuyền mỗi lúc một xích lại gần nhau hơn. Chẳng bao lâu, bọn võ quan và phiên tăng lắp tên vào cung hướng về phía đại hán nọ bắn tới, tiếng tên bay nghe vèo vèo.

Nhóm truyện mớiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ