22 hoi tiep

134 0 0
                                    

Tên sách Tác giả Tất cả Truyện kiếm hiệp Truyện cổ tích Truyện dài Truyện ngắn Tập truyện ngắn Tuổi học trò Tiểu thuyết Tình cảm - Xã hội Trinh thám - Hình sự Phiêu lưu mạo hiểm Làm người Triết học - Kinh tế Y học - Sức khỏe Nhân vật lịch sử Lịch sử Dã sử Trung Quốc Cuộc chiến Việt Nam Cổ văn Việt Nam Văn học cổ điển nước ngoài

Truyện kiếm hiệpTruyện tranhTruyện cổ tíchTruyện dàiTruyện ngắnTập truyện ngắnTuổi học tròTiểu thuyếtTình cảm - Xã hộiTrinh thám - Hình sựPhiêu lưu mạo hiểmLàm ngườiTriết học - Kinh tếY học - Sức khỏeNhân vật lịch sửLịch sửDã sử Trung QuốcCuộc chiến Việt NamCổ văn Việt NamVăn học cổ điển nước ngoài

Ỷ Thiên đồ long ký - Hồi 22 : QUẦN HÙNG QUI TÂM ƯỚC TAM CHƯƠNG

Oán thù càng kết càng chồng,

Lửa mê muốn dập từ lòng đi ra.

Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn của phái Nga Mi nói với các đệ tử:

- Thanh niên này võ công cực kỳ quái dị nhưng hai phái Hoa Sơn, Côn Lôn đã kiềm chế được y, khiến y bị bó chân bó tay. Võ công Trung Nguyên bác đại tinh thâm, bàng môn tả đạo của Tây Vực đời nào sánh kịp. Lưỡng nghi hóa tứ tượng, tứ tượng hóa bát quái, chính biến tám tám sáu mươi tư chiêu, kỳ biến tám tám sáu mươi tư chiêu, chính kỳ tương hợp, sáu mươi bốn lần sáu mươi bốn thành ra bốn nghìn chín mươi sáu cách biến hóa. Võ công thiên hạ biến hóa tuy có phức tạp, nhưng cũng không đâu bằng được.

Từ khi Trương Vô Kỵ hạ trường tới giờ, Chu Chỉ Nhược trong lòng khắc khoải. Trong đám môn hạ phái Nga Mi, nàng vốn được Diệt Tuyệt sư thái cưng chiều nên đã tâm truyền Dịch kinh nguyên lý, bây giờ liền lớn tiếng nói:

- Sư phụ, chính phản lưỡng nghi này, chiêu số tuy nhiều thật, nhưng cũng không ra khỏi thái cực hóa từ đạo lý âm dương lưỡng nghi. Đệ tử xem bốn vị tiền bối này chiêu số quả thật tinh diệu, nhưng lợi hại nhất chính là bộ pháp phương vị ở chân.

Tiếng nàng trong trẻo, mỗi tiếng đều dùng khí từ đan điền chậm rãi nói ra, Trương Vô Kỵ tuy đang ra sức chiến đấu nhưng nghe vẫn rõ ràng, liếc mắt thấy người nói chính là Chu Chỉ Nhược, không khỏi xao xuyến: "Tại sao nàng lại nói lớn thế, chẳng lẽ cố ý chỉ điểm cho mình chăng?".

Diệt Tuyệt sư thái nói:

- Mắt con nhìn quả không sai, đã thấy được chỗ tinh yếu trong võ công các vị tiền bối.

Chu Chỉ Nhược tự nói một mình:

- Dương chia ra Thái Dương, Thiếu Âm, âm chia ra Thiếu Dương, Thái Âm, đó là tứ tượng. Thái Dương gồm Càn Đoài, Thiếu Âm gồm Ly Chấn, Thiếu Dương gồm Tốn Khảm, Thái Dương gồm Cấn Khôn. Càn ở phương Nam, Khôn ở phương Bắc, Ly ở phương Đông, Khảm ở phương Tây, Chấn là Đông Bắc, Đoài là Đông Nam, Tốn là Tây Nam, Cấn là Tây Bắc. Từ Chấn đến Càn là thuận, tự Tốn đến Khôn là nghịch.

Nàng bỗng lớn tiếng hỏi:

- Sư phụ, đúng như thầy đã dạy: Thiên địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, bát quái tương thác. Sổ vãng giả thuận, tri lai giả nghịch[1]. Chính Lưỡng Nghi kiếm pháp của phái Côn Lôn đi từ Chấn vị đến Càn vị là thuận, còn Phản Lưỡng Nghi đao pháp của phái Hoa Sơn, đi từ Tốn vị đến Khôn vị là nghịch, sư phụ, có phải thế không?

Nhóm truyện mớiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ