Chương 1.1: Lời dẫn: Nỗi niềm sâu kín (Phiên ngoại)

611 23 8
                                    

*Bối cảnh Đà Lạt - Việt Nam thế kỉ 19 – 20 (Có sử dụng tư liệu tham khảo).

Giai đoạn từ 1916 đến 1926 có thể xem như giai đoạn thể chế hóa Đà Lạt. Ngày 6 tháng 1 năm 1916, Toàn quyền ký Nghị định thành lập tỉnh với địa giới: phía bắc là , phía đông nam là , phía nam là sông La Giai, phía tây là biên giới với . Ngày 20 tháng 4 cùng năm, Hội đồng nhiếp chính của vua thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Theo tinh thần của dụ này, toàn bộ quyền hạn đối với Đà Lạt được trao cho Toàn quyền Đông Dương, người Pháp toàn quyền sở hữu đất đai trong khu vực và dưới quyền điều hành trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Bốn năm sau đó, ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền ký nghị định thành lập khu tự trị Lâm Viên, phần địa giới còn lại của tỉnh Lâm Viên được mang tên với tỉnh lỵ đặt tại . Cũng ngày 31 tháng 10 năm 1920, một nghị khác của Toàn quyền Đông Dương ấn định khu tự trị trên cao nguyên Lâm Viên trở thành thị xã Đà Lạt và xác định nâng Đà Lạt lên thị xã hạng hai với những quy chế rộng rãi. Năm 1926, một nghị định tiếp theo được ký vào ngày 26 tháng 7 đưa địa vị hành chính của Đà Lạt lên cao hơn: Đà Lạt vừa trở thành đơn vị trực thuộc Toàn quyền, vừa có tính tự trị cao hơn so với những thị xã khác. Năm 1941, khi tỉnh được tái lập, Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Năm 1944, Đà Lạt gần như là thủ đô của Liên bang Đông Dương khi Toàn quyền và hầu hết các công sở quan trọng đều chuyển về làm việc ở đây. Sau gần 30 năm xây dựng, Đà Lạt vào năm 1945 đã trở thành một thành phố xinh đẹp của vùng , một trung tâm giáo dục quan trọng và một điểm du lịch hấp dẫn.

Từ giữa thế kỷ 20, bước vào một thời kỳ đầy biến động khiến Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Tháng 3 năm 1945, thực hiện lật đổ chính phủ bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. Để chuẩn bị đối phó với quân , quân đội Nhật được đưa đến Đà Lạt và chiếm đóng nhiều nơi, đồng thời đào hầm hào công sự ở những vị trí quan trọng, dự trữ lương thực, thực phẩm. Trong giai đoạn này, có tới 600 viên chức và kiều dân Pháp bị bắt và tập trung ở hai cư xá Decoux và Bellevue. Khi thành lập, Nguyễn Tiến Lãng, sau đó là Hoàng thân Ưng An được cử tới làm Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên, chức vụ kiêm nhiệm Thị trưởng Đà Lạt. Cuộc nổ ra cuối năm 1946 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Đà Lạt, nhiều cư dân rời thành phố đi lánh nạn.

Khi người Pháp trở lại nắm giữ Đà Lạt năm 1946, các hoạt động kinh tế xã hội cũng dần trở lại bình thường. Bộ máy chính quyền Đà Lạt được tổ chức lại, Tòa Đốc lý được đổi thành Tòa Thị chính và thị xã do một thị trưởng quản lý với sự tham dự của Hội đồng thị xã. Vào thời kỳ này, Đà Lạt được chia thành 10 khu phố, định danh từ 1 đến 10, với 30 ấp. Năm 1950, Triều đình Huế quyết định tách thành một đơn vị hành chính riêng, ra Dụ số 6. Ngày 14 tháng 4 năm 1950 thành lập với Đà Lạt làm thủ phủ. Ngày 10 tháng 11 cùng năm đó, Bảo Đại tiếp tục ra Dụ số 4 với nội dung sửa đổi địa giới hành chính thị xã Đà Lạt và sáp nhập một phần tỉnh Lâm Viên vào tỉnh Đồng Nai Thượng. Đà Lạt khi đó trở thành địa điểm của rất nhiều các cơ quan liên tỉnh, quốc gia và liên bang. Trong khoảng thời gian 1945 đến 1954, mạng lưới giáo dục của thành phố phát triển rộng khắp với 20 trường học. Đà Lạt thời kỳ này tuy bình yên nhưng ít được xây dựng thêm, đáng chú ý chỉ có tu viện , ngày nay là trụ sở , và Trường miền núi Lang Biang. Khoảng cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi cuộc bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, dân chúng ở các tỉnh lân cận đổ về Đà Lạt để tỵ nạn chiến tranh.

Khuyết Ấn - Dương Bình Nhi* Quyển 3: Giải mã Rừng MaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ