Bạch Tuyết và bảy chú lùn - Unknown

475 4 0
                                    

Bạch Tuyết và bảy chú lùn - Unknown

Sáng rét run, Diệp bước vào lớp với trang phục rất đúng phong cách "nguỵ trang kiểu Úc": áo, khăn, mũ, tất, găng tay đều bằng len hết. Nó liếc đồng hồ, còn 10 phút nữa mới đến giờ thi Văn - môn thi đầu tiên của học kỳ này nhưng không khí đã rất tấp nập. Ngó quanh phòng, Diệp bật cười khi thấy các vùng "đất đai canh tác" đã được chuyên môn hoá với chiến thuật cự kỳ khoa học: những đứa tự tin với điểm phẩy của mình dồn lên đầu thành hàng tiền đạo, khu trung tuyến là bọn làng nhàng, lũ khá hơn dạt sang hai bên cánh còn sân sau nhừơng cho mấy thằng con trai vốn khổ sở lắm mới bắt nhịp được với trận đấu ngôn từ. Mọi người đang mải mê tụm thành từng đám đoán già đoán non đề bài, liệu sẽ là "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" haychùm thơ thu Nguyễn Khuyến. Một giọng còn nghêu ngao liên khúc thiếu nhi, từ "Thi học kỳ là thi học kỳ, em vào phòng em chào giám thị, cô trông nghiêm làm em đứng tim..." cho đến "Chưa có năm nào em học Văn khổ đến thế..."

Nhập bọn vào chỗ bọn con gái đang buôn dưa lê, Diệp hít lấy một hơi lấy đà, giọng ngâm nga:

- Người ấy đèo mình, mình dựa vào người ấy, tay vịn nhẹ thắt lưng. Mắt nhắm nghiền, tai chỉ còn nghe thấy tiếng gió xé của những vòng xe vun vút trên đường. Hình như người ấy mỉm cười...

- Ồ thật sao? Đứa nào nói điêu thì yêu con cún nhá - Thư Anh háo hức

- Ai xoè (I swear)! Nhưng đừng hỏi vội, để tao kể tiếp đã! Người ấy mỉm cười và bảo...

- Bảo sao? Và nó là ai?

- "Đến trường rồi, đừng ngủ gật nữa!" Thế đấy, khi tao vừa xuống xe, đang ngáp ruồi ở bễn xe buýt thì bạn Long lớp mình cười phớ lớ lướt xe đạp qua, thế là thằng bé tội nghiệp lập tức phải vác một bao tải nguyên nặng đúng bằng tao đến trường không một lời than khóc. Mà đâu rồi nhỉ, tao đã mua xôi cho bạn ấy để bồi dưỡng đây này.

- Xì, những câu chuyện lãng mạn của mày luôn có một kết thúc lãng xẹt.Biết thế đừng kể cho xong - Thư Anh xịu ra thất vọng.

Nó phì cười, ngó ra cửa, đúng lúc ấy thì Long bước vào, mặt còn đỏ bừng vì phógn nhanh (ko vượt ẩu). Diệp cười tít, giơ nắm xôi lên vẫy lia lịa còn Long chỉ ngượng nghịu cười rồi đi thẳng xuống xuối lớp. Không hiểu Long đỏ mặt vì bản tính nhút nhát quen thuộc hay chính cái ý nghĩ phải vác một bao xi măng nặng đúng bằng bao tải gạo kia trả về bến xe buýt mới là nguyên nhân nhỉ? Diệp nghĩ vụ vơ về hai cái bao tải rồi giật mình khi bị đập bộp vào lưng và nghe tiếng hô to: "Đề về, đề về!" từ mấy đứa đã đứng ngóng sẵn bên ngoài. Tất cả duyên dáng cúi người chào co giáo đi vào với tập giấy dày cộp trên tay (Nguyễn khuyến hay Nguyễn Đình Chiểu đây?) "mình là tiền đậo, và mình sẽ ghi bàn" Tự nhủ như thế, nó lại cười toe. Ôi, Tú Xương à...

***

- Sáng nay cậu làm bài ổn không? Có đến nỗi phải cầu cứu viện trợ nhân đậo không? Làm bao nhiêu trang? Xong hết phần lý thuyết phong cách ngôn ngữ văn bản hả? Lúc tờ buông bút là vừa kịp chuông reo, may thế! Hôm nay mình có hứng viết thật.

Long gồng mình đạp xe, miệng nửa cười nửa mếu và tai thì căng lên để kịp nghe những câu hỏi lộn xộn, lại nhanh như tên lửa của Diệp. Cô bé cứ líu lo suốt đường đi, trên hình thức là hai đứa đối thoại nhưng gần như nó độc thoại, không đếm xỉa gì đến nỗi khổ đau mà vị cứu tinh bất đắc dĩ kia phải chịu đựng. Thỉnh thoảng Diệp ngừng nói, đập đập lưng Long và chỉ lung tung về những cảnh vật trên đường, một gánh hoa sặc sỡ, chùm bong bóng bay trong gió, những cây kẹo bông to xù, thích mắt... những thứ chẳng có gì thú vị nếu nhìn qua cửa kính xe buýt nhưng thật ngộ với bốn cẳng chân vừa đạp vừa đẩy (hai cái bánh xe tội nghiệp đã non quá nửa vì làm việc quá công suất) Long kiên nhận nghe nó nói, không đáp lại, cũng không thờ ơ. Câu chỉ cười thầm với ý nghĩ mình là thính giả duy nhất đang lắng nghe chương trình phát sóng "ngoài giờ hành chính" của cái loa truyền thanh cấp lớp, một người bạn không thân và luôn cùng mình "uống chung dòng nước vàm cỏ đông" khi nhắc đến chỗ ngồi đầu sông cuối bến.

Truyen ngan hay - Cực hayNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ