TÓM TẮT QUY TẮC #3:

7 1 0
                                    


TÓM TẮT QUY TẮC #3:

Quy tắc #1 #2 đặt nền tảng cho lập luận mới mẻ của tôi về cách mà mọingười cuối cùng cũng yêu thích công việc họ làm. Quy tắc #1 phản biệnlại thuyết đam mê - giả thuyết này cho rằng trước tiên bạn cần phải tìm rađược đam mê của mình rồi sau đó mới tìm một công việc phù hợp với nó.Quy tắc #2 thay thế tư duy này bằng thuyết vốn liếng sự nghiệp. Giả thuyếtnày lập luận rằng các đặc điểm tạo nên một công việc tuyệt vời là hiếm có và quý giá, và nếu bạn muốn sở hữu những đặc điểm này trong đời sống côngviệc của mình, trước tiên bạn cần phải tích lũy những kỹ năng hiếm có vàquý giá để trao đổi. Tôi gọi những kỹ năng này là "vốn liếng sự nghiệp,"vàtrong Quy tắc #2 tôi đã giải thích chi tiết cách thức đạt được chúng.

âu hỏi tiếp theo dĩ nhiên là làm thế nào để đầu tư nguồn vốn này khi bạn đãcó chúng. Quy tắc #3 khám phá một lời giải cho câu hỏi này bằng cách lậpluận rằng: việc có được quyền kiểm soát trong những gì bạn làm và cách bạnlàm nó là cực kỳ quan trọng. Đặc điểm này xuất hiện thường xuyên trongcuộc sống của những người yêu công việc mình làm đến nỗi tôi gọi nó là liềutiên dược của công việc mơ ước.

Tuy nhiên, đầu tư vốn vào quyền kiểm soát hóa ra lại rất phức tạp. Có hai cáibẫy mà mọi người thường mắc phải trong quá trình theo đuổi đặc điểm này.Bẫy kiểm soát thứ nhất chỉ ra rằng cố gắng đạt được nhiều sự kiểm soát hơnkhi chưa đủ vốn liếng sự nghiệp để chống lưng cho mình là một hành độngnguy hiểm.

Bẫy kiểm soát thứ hai cho thấy một khi bạn đã có đủ số vốn để chống lưngcho mình, thì bạn vẫn chưa thoát khỏi rủi ro. Nguồn vốn này khiến bạn trởnên giá trị với những ông chủ đến mức họ sẽ chiến đấu để giữ bạn đi theocon đường truyền thống hơn. Họ nhận thấy rằng việc đạt được nhiều quyềnkiểm soát hơn thì tốt cho bạn nhưng không có lợi gì cho họ.

Những cái bẫy kiểm soát đặt bạn vào tình thế khó khăn. Giả sử bạn có một ýtưởng để đạt được nhiều quyền kiểm soát hơn trong sự nghiệp và bây giờbạn đang gặp phải sự chống đối. Làm sao để bạn nhận biết được sự chốngđối này là hữu ích (giả dụ rằng, nó giúp bạn tránh được cái bẫy kiểm soát thứnhất) hay bạn cần phải lờ nó đi (giả dụ rằng, nó là kết quả của cái bẫy kiểmsoát thứ hai)? 

Để giải đáp cho câu hỏi này, tôi đã tìm gặp Derek Sivers. Derek là mộtdoanh nhân thành đạt, một người đang sống một cuộc đời tự chủ. Tôi xin lờikhuyên của anh để lọc ra những quyết định theo đuổi sự kiểm soát và anh trảlời với một quy tắc đơn giản: "Hãy làm những gì mà người khác sẵn sàng trảtiền cho bạn."Đây không chỉ đơn giản là kiếm tiền (Rõ ràng là Derek rất thờơ với chuyện tiền bạc khi anh làm từ thiện hàng triệu đô kiếm được từ việcbán công ty đầu tiên của mình). Thay vì vậy, quy tắc này là về việc sử dụngtiền như một "chỉ số trung lập về giá trị"- một cách thức xác định liệu bạn đãcó đủ vốn liếng sự nghiệp để theo đuổi một lựa chọn thành công hay chưa.

Tôi gọi nó là quy luật khả thi tài chính, và tôi kết luận rằng đây là mộtcông cụ quan trọng giúp bạn định hướng trong việc đạt được quyền-kiểmsoát. Quy luật này đúng trong việc bạn đang suy nghĩ có nên trở thành mộtdoanh nhân khởi nghiệp hay có nên chấp nhận một vị trí mới trong một côngty vững chắc. Trừ khi mọi người sẵn sàng trả tiền cho bạn, còn không thì đólà một ý tưởng mà bạn chưa sẵn sàng để theo đuổi.

(cont)

*******************

Kỹ năng đi trước đam mê - CAL NEWPORTNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ