A. Đặt vấn đề - (mở bài)
(Khái quát chung về đề tài). Hình tượng người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 với số phận bi kịch và phẩm chất cao đẹp là đề tài sáng tác được nhiều nhà văn khai thác thành công.
Tiêu biểu trong số đó là hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao (sáng tác năm 1941) và Tràng trong tác phẩm vợ Nhặt của tác giả Kim Lân (sáng tác 1955 in trong tập "con chó xấu xí" sáng tác năm 1962)
Hai nhân vật được đặt vào những hoàn cảnh (bối cảnh sáng tác) khác nhau, được khái quát từ góc độ của hai nhà văn thuộc hai khuynh hướng sáng tác khác nhau, nhưng đều có sự tương đồng về số phận và phẩm chất. Qua đó, ta thấy được sự khám phá sáng tạo riêng biệt của mỗi nhà văn.
B. Giải quyết vấn đề - (Thân bài)
• Khái quát
1. Số phậnHọ đều có số phậm đắng cay bất hạnh
Đều là những hình tượng tiêu biểu cho thân phận người nông dân trước cách mạng
Đều là những số phận dưới chế độ thực dân phong kiến với ách áp bức bóc lột tàn bạo, bất công
Đều được đặt vào tình cảnh éo leChí phèo:
Được đặt trong bối cảnh xã hội nông thôn Việt nam với ách áp bức bất công tàn bạo của giai cấp thống trị
Là một đứa con hoang bị bỏ rơi lớn lên bơ vơ cực nhọc, phải đi làm thuê cuốc mướn để sống ... (phân tích thêm)
Còn "cùng hơn cả dân cùng" cuộc đời là "một con số 0" trống rỗng, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, bị huỷ hoại cả về nhân hình lẫn nhân tínhTràng:
Được đặt trong bối cảnh thê thảm nhất của xã hội Việt Nam trước cách mạng - nạn đói năm 1945 (giới thiệu qua về nạn đói - tài liệu SGK có)
Giới thiệu các yếu tố ngoại hình, hoàn cảnh và tình huống của nhân vật
Nhân vật được đặt trong một tình huống độc đáo: Giữa những ngày chết đói lại "nhặt" được vợ (vợ theo không về)2. Phẩm chất
Đều có bản chất lương thiện tốt đẹp, giàu khát vọng sống, giàu tình người
Đều khát khao hạnh phúc mãnh liệt thiết tha, mơ ước về một mái ấm một gia địn bình dịChí phèo:
Trước khi Chí Phèo vào tù, Cp là một "cố nông" lương thiện, biết sống có ước mơ, là người có ý thức về nhân phẩm và tự trọng. (Dẫn chứng: Sống băng chính sức lao động của mình - Mơ ước một gia đình chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải - Biết tự trọng)
Từ khi ra tù (Phân tích quá trình tha hoá): Mặc dù bị tha hoá huỷ diệt cả về nhân tình lẫn nhân hình nhưng Chí Phèo vẫn khao khát được hoàn lương, mong ước được sống cuộc sống bình thường như mọi người.
(Phân tích quá trình thức tỉnh) Mặc dù bị cự tuyệt tình người và quyền làm người, rơi vào tuyệt vọng nhưng Chí Phèo thà chết chứ không chấp nhận quay về con đường cũ - con đường lưu manh tha hoá. Qua đó nhà văn khẳng định bản chất lương thiện tốt đẹp của con người nông nhân không bao giờ bị mất đi ngay cả khi bị vùi dập tàn nhẫn nhất.