Việt Bắc - đề 4

1K 9 0
                                    


Việt Bắc – đề 4

Cảm nhận 10 câu tiếp theo

"Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng 1 mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."

A. Đặt vấn đề

Nói về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhà thơ Tố Hữu từng viết "chín năm làm 1 điện biên/nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954 chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại kết thúc, kháng chiến chống pháp thành công. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, hiệp định Gionevo kí kết hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, sự kiện lịch sử trọng đại này đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu – nhà thơ chính trị – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đây được coi là bản hùng ca và cũng là khúc tình ca về cuộc sống kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến mà ở bề sâu của nó là truyền thống đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Đoạn thơ dưới đây chính là đoạn tuyệt bút của Việt Bắc, ghi lại được cái hồn cảu cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ da diết, sâu nặng của người đi (trích thơ)

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào 1 thời điểm đặc biệt – "đêm giao thừa" của lịch sử đất nước, vì thế tác phẩm hội tụ nhiều tình cảm lớn của thời địa. Đó là cuộc chia tay của những con người đã cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nghĩa tình sâu nặng. Người về với thủ đô, người ở lại chiến khu, liệu cuộc sống yên vui nơi thủ đô có làm người quên đi những tháng ngày kháng chiến gian khổ, quên nơi đã đùm bọc chở che? Bài thơ ra đời như 1 lời khẳng định về đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của những con người kháng chiến và dân tộc Việt Nam đối với quê hương cách mạng Việt Bắc.

- Vị trí đoạn thơ: đoạn thơ nằm ở vị trí giữa của phần 1, khắc họa được 1 bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc qua nỗi nhớ da diết, sâu nặng của người đi

(trích thơ)

II. Phân tích

1. Khái quát cảm xúc và hình tượng thơ

Ôn Luyện thi THPT QUỐC GIA  - 【 Ngữ Văn 】Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ