Hình tượng dòng sông trong tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông"
A. Đặt vấn đề
Sông Hương – một biểu tượng của văn hóa Huế, tâm hồn Huế, nơi thấm đẫm cái hồn của 1 cố đô trầm mặc cổ kính – nó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác dạt dào cho biết bao nghệ sĩ.
Là 1 người con của quê hương Quảng Trị nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường có tình yêu sâu nặng và mối quan hệ găn bó máu thịt với Huế. Bằng tình yêu và niềm ngưỡng mộ say mê, nhà văn đã sáng tạo nên những trang văn đẹp mượt mà, sang trọng, ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo của sông Hương qua thiên tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông" được sáng tác năm 1981.
Tác phẩm đã biểu hiện nổi bật những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn "nối viết hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa, 1 phẩm chất trữ tình trí tuệ" cùng với một cái tôi tài hoa rất riêng.
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát
Xuất phát từ quan điểm thẩm mĩ cái đẹp phải là những gì thơ mộng, dịu dàng, giàu nữ tính nên xuyên suốt tùy bút, Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ yếu khám phá vẻ đẹp của dòng sông Hương qua vẻ đẹp của người con gái Huế dịu dàng đằm thắm. Bên cạnh đó sông Hương còn có 1 vẻ đẹp sâu sắc đầy trí tuệ và 1 vẻ đẹp trầm mặc cổ kính như chất chứa trong sâu thẳm dòng chảy linh hồn ngàn đời của mảnh đất cố đô. Với đặc điểm dòng chảy là 1 trong số ít con sông chỉ thuộc về 1 thành phố duy nhất, sông Hương được liên tưởng như 1 người con gái chung tình với cố đô.
Với cảm hứng lãng mạn bay bổng và trí tưởng tượng phong phú tinh tế, toàn bộ thủy trình của con sông được nhà văn liên tưởng là 1 cuộc tìm kiếm "người tình đích thưc" của người con gái trong câu truyện tình yêu nhuốm màu sắc cổ tích. Ở mỗi chặng hành trình, nhà văn vận dụng những tri thức về văn hóa, nghệ thuật để khám phá vẻ đệp riêng của nó.
II. Phân tích
1. Từ góc độ địa lí
· Thượng nguồn:
- Sông Hương nhìn từ cội nguồn có mối liên hệ sâu sắc với dãy trường sơn, chính đặc điểm cấu trúc địa hình rừng già núi đá trường sơn đã chi phối dòng chảy khiến con sông mang 2 vẻ đẹp tương phản. Đó là vẻ đẹp mãnh liệt hoang dã và dịu đàng đằm thắm. Làm nổi bật vẻ đẹp hoang dã của con sông, nhà thơ sử dụng những thủ pháp so sánh nhân hóa, sông Hương như 1 bản trường ca rừng già với nhũng tiết tấu cung bậc hùng tráng dữ dội "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc...". Sông Hương còn được liên tưởng với vẻ đẹp của "1 cô gái Digan phóng khoáng và mạn dại" với 1 bản lĩnh gan dạ và 1 tâm hồn tự do trong sáng. Nghệ thuật nhân hóa so sánh đặc sắc đã biến sông Hương thành người con gái trẻ với vẻ đẹp tràn trề sức sống say đắm lòng người. Bên cạnh đó con sông còn mang vẻ đẹp "dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng" – một vẻ đẹp dịu dàng mà đằm thắm quyến rũ lòng người.