Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

1.9K 12 1
                                    

A. Đặt vấn đề

Nam Cao một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Trước cách mạng Nam Cao sáng tác hai đề tài nông dân trí thức nghèo. Chí Phèo ra đời năm 1941 thì dòng văn học hiện thực đã đi qua giai đoạn phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi thành công đề tài này như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Trọng Phụng... Nhưng Nam Cao đã vượt qua thử thách ấy bằng việc "khơi những nguồn chưa ai khai sáng tác những chưa có" để Chí Phèo thật sự trở thành một kiệt tác, đỉnh cao của văn học hiện thục. Với việc xây dụng thành công điển hình nghệ thuật bất hủ Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã nhiều khám phá sâu sắc, mới mẻ, giàu ý nghĩa nhân văn nhân đạo thông qua bi kịch tinh thần thê thảm của người nông dân trước cách mạng - bi kịch bị tước đoạt, từ chối, cự tuyệt quyền làm người.

B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát

Tác phẩm Chí Phèo ban đầu tên "cái gạch cũ" sau bị đổi thành "đôi lứa xứng đôi". Năm 1946, Nam Cao đặt lại tên chi tác phẩm Chí Phừo. Chọn một đề tài quen thuộc viết về người nông dân trước cách mạng nhưng Nam Cao không đi theo lối mòn, đó khắc hoạ nỗi khổ vật chất của người nông dân dưới ách áp bức bóc lột của giai cấp thống trị (như nỗi khổ do nạn sưu cao thuế nặng trong "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố, nỗi khổ bị cướp ruộng trong "bươc đường cùng" - Nguyễn Công Hoan, bi kịch con người do thiên tai, mất mùa quan liêu của quan trên trong "vỡ đê" - Trọng Phụng). Nam Cao đã chọn lối đi riêng với những khám phá mới mẻ khi khai thác sâu vào bi kịch tinh thần khi sinh ra người nhưng không quyền làm người, bị tha hoá, lưu manh hoá, bị tước đoạt nhân hình nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người.

Ôn Luyện thi THPT QUỐC GIA  - 【 Ngữ Văn 】Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ