Tây Tiến (đề nâng cao - NLTT)

578 4 2
                                    


Tây Tiến

Trong bài thơ, bằng cảm hứng lãng mạn và bút pháp hiện thực, nhà thơ đã chạm khắc bức tượng đài những người lính bằng ngôn từ...

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

Và

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bên bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa."

A. Đặt vấn đề

Quang Dũng là cây bút tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và là 1 nghệ sĩ đa tài hoạt động nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực. Tác phẩm của ông thể hiện 1 hồn thơ lãng mạn phóng khoáng và 1 cái tôi thanh lịch hào hoa. "Tây Tiến" được viết năm 1947 là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ Quang Dũng, bao trùm bài thơ là 1 nỗi nhớ da diết về đồng đội cũ và mảnh đất miền Tây – nơi in dấu những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi hào hùng của cả 1 thế hệ thanh niên Việt Nam sắn sàng "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Trong bài thơ, tác giả đã chạm khắc bằng nghệ thuật ngôn từ một bức tượng đài bất tử về hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp có tính chất phi thường lại lí tưởng, vừa hào hùng bi tráng vừa lãng mạn hào hoa. Tất cả vẻ đẹp trên đều được thấy rõ qua 2 đoạn thơ dưới đây

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

...

Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

Và

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

...

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa."

B. Giải quyết vấn đề

I. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác: 

"Tây Tiến" là tên của 1 đơn vị đoàn quân được thành lập đầu năm 1947 với nhiệu vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và miền Tây bắc bộ. Thành phần xuất thân của đoàn quân hầu hết đều là những học sinh sinh viên Hà thành, họ là những người lính trẻ trung, lạc quan, yêu đời và chiến đấu rất dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trường của đoàn quân cho tới cuối năm 1948 thì nhận nhiệm vụ ở 1 đơn vị khác. Vào 1 buổi chiều cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ da diết đồng đội cũ, Quang Dũng đã sáng tác ra bài thơ "nhớ Tây Tiến" sau được đổi thành "Tây Tiến", tác phẩm được in trong tập "mây đầu ô" xuất bản năm 1986.

- Vị trí đoạn trích:

Đoạn 1 thuộc phần 3 của bài thơ, khắc họa bức chân dung của người lính Tây Tiến, biểu hiện vẻ đẹp cường tráng, anh hùng dữ dằn

Đoạn 2 thuộc phần 2 của bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp hào hoa lãng mạn thông qua việc miêu tả đêm liên hoan lửa trại

· Hào hoa là vẻ đẹp lãng mạn bay bổng trong tâm hồn – Đời sống tinh thân phong phú, tâm hồn cao đẹp, lãng mạn hào hoa – Tinh thế và nhạy cảm trong vấn đề thiên nhiên, con người và cuộc sống – Khát vọng mãnh liệt bùng cháy, ôm ấp những giấc mơ đẹp của tuổi trẻ.

· Hào hùng là vẻ đẹp cốt cách thuộc ý trí – khí phách ngang tàn, quả cảm anh hùng, tinh thần bất khuất vượt qua mọi giann khổ với niềm tin, yêu đời – Lí tưởng sống cao đẹp, mang khí phách thời đại – Vẻ đẹp hào hùng thường gắn liền với chất bi tráng với sự hi sinh cao đẹp của người lính

II. Phân tích

1. Biểu hiện vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa qua việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến (xem đề cơ bản – đề 3)

2. Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây tiến được biểu hiện qua đoạn 2 với việc khắc họa khung cảnh của đêm lửa trại hoa đăng rực rỡ (xem đề cơ bản – đề 2)

III. Nâng cao

1. Nội dung

Vẻ đẹp hào hùng lại hào hoa là vẻ đẹp riêng biệt của người lính Tây Tiến trong kháng chiến chống Pháp

Với vẻ đẹp ấy, người lính Tây Tiến luôn giữ được cốt cách rắn ròi, tâm hồn lãng mạn hào hoa dù trong bất kì hoàn cảnh nào

2. Nghệ thuật

Thế thơ thất ngôn trường thiên, giọng thơ trang trọng

Cảm hứng lãng mạn và hiện thực, trong đó chủ yếu là lãng mạn

Ngôn ngữ nghệ thuật vừa tinh tế hiện đại, vừa cổ điển với hệ thống từ Hán – Việt đem lại sắc thái trang trọng

Biện pháp nghệ thuật đặc sắc

Giọng thơ vừa hào hùng phóng khoáng vừa lãng mạn hào hoa

C. Kết thúc vấn đề (tự viết)

Ôn Luyện thi THPT QUỐC GIA  - 【 Ngữ Văn 】Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ