Việt Bắc – Tố Hữu
Cảm nhận 8 câu thơ đầu
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn mây nhớ núi nhìn sôn nhớ nguồn
Tiếng ai thiết tha bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."
A. Đặt vấn đề
Nói về chiến dịch Điện Biên Phủ, nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Chín năm lên 1 Điện Biên – Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Ngày 07/05/1954 chiến dịch Điện Biên Phủ huyền thoại kết thúc, kháng chiến chống Pháp thành công. Ngày 21 tháng 1 năm 1954, hiệp định Gionevo về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Sự kiện lịch sử trọng đị này đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào để Tố Hữu – nhà thơ trữ tình chính trị – lá cờ đầu thơ ca cách mạng Việt Nam – sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đây được coi là bản hùng ca và cũng là khúc tình ca về cuộc sống kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến mà ở bề sâu của nó là truyền thống đạo lí ân tình thủy chung không quên cội nguồn của dân tộc Việt Nam. 8 câu thơ đầu tiên khái quát cảm hứng, mở ra 1 khung cảnh chia tay đầy bùi ngùi, lưu luyến
(trích thơ)
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát
Ra đời vào 1 thời điểm đặc biệt – "đêm giao thừa" của lịch sử đất nước, vì thế tấc phẩm hội tụ nhiều tình cảm lớn của thời đại. Đó là cuộc chia tay của những con người đã cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nghĩa tình sâu nặng. Người về thủ đô, người ở lại chiến khu, liệu cuộc sống yên vui chốn thủ đô có làm người đi quên những tháng ngày kháng chiến gian khổ, quên nơi đã đùm bọc, chở che? Bài thơ ra đời như 1 lời khẳng định về đạo lí thủy chung không quên cội nguồn của những con người kháng chiến và cả dân tộc Việt nam với quê hương cách mạng Việt Bắc. 8 câu thơ đã khắc họa nổi bật bối cảnh chia tay bịn rịn nhớ thương.
II. Phân tích
1. Lời người ở lại
- Câu chuyện nghĩa tình cách mạng được nhà thơ Tố Hữu khéo léo diễn tả thông qua việc sáng tạo 1 cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa kẻ ở (nhân dân Việt bắc) và người đi (cán bộ kháng chiến). Người ở lại cất lời trước như nhắn nhủ thiết tha với người đi (trích 4 câu thơ đầu)
- Hai từ "mình – ta" thường được sử dụng trong cảnh hát giao duyên giữa hai nhân vật trữ tình là con trai và con gái có mối quan hệ tình cảm gần gũi thân thiết. Nhà thơ mượn lối xưng hô quen thuộc để diễn tả tâm trạng, tình cảm lớn của thời đại