Đề 3: phân tích đoạn thơ
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."
A. Đặt vấn đề
Quang Dũng là 1 cây bút tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và là 1 nghệ sĩ đa tài, hoạt động nghệ thuật trên nhiều lĩnh vực. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho 1 hồn thơ phóng khoáng lãng mạn, 1 cái tôi hào hoa thanh lịch. "Tây Tiến" được viết năm 1948, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật và hồn thơ Quang Dũng. Bao trùm bài thơ là 1 nỗi nhớ da diết về đồng đội và mảnh đất miền Tây – nơi in dấu những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi hào hùng của 1 thế hệ thanh niên Việt Nam "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". 8 câu thơ có sự hòa quyện của lãng mạn kết hợp hiện thực, nhà thơ đã chạm khắc bằng nghệ thuật ngôn từ 1 bức tượng đài bất tử về hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp có tính chất phi thường lí tưởng, vừa hào hùng bi tráng vừa lãng mạn hào hoa.
B. Giải quyết vấn đề
I. Khái quát
- Hoàn cảnh sáng tác: "Tây Tiến" là tên của 1 đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và miền tây bắc bộ Việt Nam. Thành phần xuất thân của những người lính Tây Tiến hầu hết là học sinh sinh viên Hà Thành. Họ là những người lính trẻ trung hào hoa lãng mạn yêu đời và chiến đấu dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng của đoàn quân cho tới cuối năm 1948 thì chuyển đi nhận nhiệm vụ ở 1 đơn vị khác. Vào 1 buổi chiều cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ da diết đồng đội và đơn vị cũ, Quang Dũng đã sáng tác ra bài thơ "nhớ Tây Tiến" sau này đổi thành "Tây Tiến", tác phẩm được in trong tập "mây đầu ô" xuất bản năm 1986.
- Cùng viết về người lính nhưng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng có sự khác biệt trong "đồng chi – Chính Hữu" hay là "nhớ – Hồng Nguyên". Sự khác biệt tới từ nguồn gốc xuất thân, hầu hết người lính Việt Nam xuất thân từ nông thôn mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc, bình dị
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
...
Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá"
(Đồng chí – Chính Hữu)