Chương 19.

1.3K 84 11
                                    

Không phải Trần Diệc Tâm chưa từng nghĩ về tương lai của mình- đây là chuyện mỗi người đều ấp ủ dự định riêng nên dĩ nhiên anh cũng đã từng nghĩ đến. Từ khi ra đời đến khi chết đi, miễn là còn sống, thì vấn đề sống như thế nào sẽ luôn luôn tồn tại.

Trần Diệc Tâm tưởng tượng ra rất nhiều cách sống. Anh trưởng thành sớm, song song với đó là tài năng ngôn ngữ được biểu hiện từ thuở thiếu thời.

Khi ấy anh vẫn ở Tửu Tuyền, ba mẹ anh là nhân viên nghiên cứu khoa học chủ chốt nên thường xuyên mang tài liệu ngoại văn về để tiếp tục nghiên cứu sau khi đã làm quần quật nửa ngày trời. Và ba sẽ ngồi đầu giường đọc những tư liệu ấy cho anh- ba mẹ người khác dỗ con ngủ bằng các bài hát ru hoặc các câu chuyện cổ tích, nhưng Trần Diệc Tâm lại nghe sun-synchronous orbit (qu đo đng b mt tri) và pogo oscillation (dao đng Pogo) từ nhỏ.

Dĩ nhiên Trần Diệc Tâm nghe không hiểu, nhưng anh có ấn tượng. Dần dà nghe nhiều là có thể đọc, dù e rằng chưa hiểu được chúng có ý nghĩa gì, nhưng anh có thể đọc chúng chỉ dựa vào thói quen sử dụng mà không nhờ đến ký hiệu phiên âm.

Khả năng này cũng thích hợp cho việc học những ngôn ngữ khác của anh trong tương lai. Trần Diệc Tâm có bản năng thân thiết với ngôn ngữ, tựa như ngày xưa nghe ba đọc tài liệu nghiên cứu khoa học, lẽ ra nên buồn ngủ thì anh lại nghe mỗi lúc một hăng say. Hăng say chốc lát anh mới hỏi ba rằng, sao bờ bên kia đại dương lại có người không nói tiếng Trung. Thế là ba kể anh nghe câu chuyện về toà tháp Babel.

Kinh Thánh nói loài người vì muốn đến Thiên đường, nên đã dựng tháp Babel; còn Thượng đế vì không để cho loài người được như ý, nên đã sáng tạo ra những ngôn ngữ riêng biệt, khiến cho loài người không thể trao đổi hay thấu hiểu nhau, do đó tháp Babel xây được nửa chừng thì bị hủy bỏ.

Trần Diệc Tâm thấy câu chuyện này vẫn có sự chênh lệch so với thực tế: "Thế sao ba lại đọc được tiếng Anh?"

Ba Trần nói: "Bởi vì chúng ta có phiên dịch, có truyền thông, chúng ta có thể hiểu rõ tất cả ngôn ngữ còn hay mất trên thế giới này."

Trần Diệc Tâm hỏi: "Vậy tại sao chúng ta không tiếp tục xây tháp Babel?"

Ba Trần cười, chèn góc chăn thật kỹ cho bé Trần Diệc Tâm: "Bởi vì chướng ngại giao tiếp chân chính hoàn toàn không phải là ngôn ngữ."

Trần Diệc Tâm của độ tuổi đó chưa thể hiểu được lời ba nói, anh còn nhỏ xíu xiu nên chỉ nghĩ lớn lên rồi mình làm truyền thông cũng không tồi. Anh đọc bản gốc tác phẩm [Bắt trẻ đồng xanh], rồi lại cầm bản dịch của Thi Hàm Vinh và Tôn Trọng Húc lên so sánh. Anh tưởng tượng đây cũng giống một tòa tháp Babel đang được xây dựng, chỉ khác ở chỗ người bắc cầu hai ngôn ngữ chính là Thi Hàm Vinh và Tôn Trọng Húc.

Thi Hàm Vinh nói, dấu hiệu của một người đàn ông chưa trưởng thành là khi anh ta sẵn lòng anh dũng hi sinh vì một sự nghiệp nào đó; mà dấu hiệu của một người đàn ông trưởng thành lại là khi anh ta sẵn lòng vì một sự nghiệp nào đó mà tiếp tục sống trong đê hèn.

[1][Đam] An luyến (end)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ