Sự thật là Hồ Tường Thanh không cho Giang Chấp quá nhiều thời gian để suy nghĩ, buổi tụ tập ăn uống ngay trong tối hôm đó giống như là để cho Giang Chấp gật đầu lựa chọn.
Món lẩu của Thịnh Đường đã phát huy được hết tác dụng, màu nước lẩu từ ớt, đậu tương và cơm rượu, dùng bơ đặc thay cho dầu, khi vừa bắt lên bếp là thấy vị cay nồng hơn cả lẩu Tứ Xuyên.
Cô khéo tay pha ra vị nước chấm mang đậm chất truyền thống nhất của Trùng Khánh, kết hợp thêm với bia Sơn Thành mang từ xa về, mỗi món đều như phi đao phóng trúng tâm điểm cứ thế phóng vào tận nơi sâu thẳm trong lòng của giáo sư Hồ.
Giáo sư già đã sớm ngồi vào bàn ăn chờ sẵn, ông thèm lắm rồi.
Sách bò, hoàng hầu, ruột vịt ba món này không thể thiếu khi ăn lẩu, Đôn Hoàng ít có các món hải sản, nhưng bò, dê kết hợp với các loại bò viên cá viên làm bằng tay và rau cải theo mùa, khi nồi lẩu sôi, hương vị miền sơn thành cũng theo đó sục sôi trong cái hoang vu của Đôn Hoàng.
Hoàng hầu là một trong những món nhúng trong lẩu, được lấy từ phần mạch máu lớn của heo, bò hoặc các loại gia. Thông thường là động mạch chủ, thường hay bị lẫn lộn với thực quản hay khí quản.
Trời nắng nóng oi bức, đến khi sập tối mùi cay nồng của món lẩu dâng trào trong lòng, uống từng ngụm bia ướp lạnh trào bọt vào, thật là sảng khoái thoải mái, càng tuyệt hơn là món băng phấn, Thịnh Đường lấy hạt nho khô lớn của sa mạc Gobi làm topping ăn kèm, vừa giảm cay còn thêm phần giải khát.
Băng phấn là món ăn vặt trong ngày hè nổi tiếng ở Thành Đô, Tứ Xuyên; giống như thạch sương sâm ở VN mình, không màu, trong suốt, vị chua ngọt, sánh mịn, có thể giảm cay. Thường hay ăn chung với siro đường đen, các loại trái cây tươi/khô hoặc trân châu
Trên bàn ăn giống như buổi tập họp nhân viên, chỉ thiếu mỗi mình Giang Chấp
Vừa hay đúng lúc Kỳ Dư trở về, lúc trước anh này phụ trách việc phục hồi tu bổ sắc màu cho Cung điện Potala thuộc khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Trong nhóm các nhà phục hồi này, sở trường hay nhất của Kỳ Dư chính là kỹ năng phục hồi và kiểm soát chất màu.
Không như Tiêu Dã với dung nhan bị "hủy" theo cách tự tử ở Tân Cương, gương mặt "thụ" nhỏ nhắn của Kỳ Dư lại rất trắng sáng mịn màng, chỉ có mái tóc hơi rối, chất tóc của anh chàng này là dày và cứng, hơi dài 1 chút là nhìn giống như đội ổ quạ trên đầu vậy.
Thấy vậy La Chiếm ở kế bên cười hố hố suốt, "có thể không trắng trẻo mịn màng được sao? Mỗi ngày đều được "cúng dường" bằng trà bơ Tây Tạng, phần lớn thời gian làm việc ở trong bóng mát, cho dù bước chân ra đường cũng còn phải anh đây che dù, hầu hạ chu toàn như quý ông vậy đó."
Trà bơ Tây Tạng hay còn được gọi Tibetan Butter Tea do được làm từ loại bơ đặc biệt chỉ có ở Tây Tạng. Tác dụng làm ấm và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, món trà này không có vị ngọt mà có vị mặn từ loại muối hồng từ núi Himalaya có tác dụng chữa bệnh. Với vị đắng, vị béo và vị mặn nhẹ hòa quyện với nhau.
La Chiếm làm về gia cố bảo hộ bích họa, thuộc nhóm kỹ sư công trình, nơi đâu có Kỳ Dư nơi đó sẽ có La Chiếm, hai người như hình với bóng không thể tách rời, ngoài việc phối hợp với Kỳ Dư trong công việc, thân hình vạm vỡ của La Chiếm cũng quen với việc làm vệ sĩ cho Kỳ Dư.
![](https://img.wattpad.com/cover/229618226-288-k358259.jpg)
BẠN ĐANG ĐỌC
Tên Anh Là Thời Gian - Tự Dịch
RomanceTên Truyện: Tên Anh Là Thời Gian Tên gốc: 【他以时间为名】 Tác giả: Ân Tầm Người dịch: Xiaoyu_Julie (Tự dịch) Dịch từ nguồn: https://www.hongxiu.com/book/15615802705488204 Động Số 0 ở Đôn Hoàng chưa từng được công bố, tương truyền các bức bích họa trong độn...