Chương 16: Arion

37 6 0
                                    

Tháng Tám, 12.59' GMT* (20.59' giờ địa phương). (*GMT là Giờ Quốc tế, cũng là hệ giờ của Vương quốc Anh. Sóng thần tấn công các nước trong vùng vào những giờ địa phương khác nhau. Vì thế để xác định thời điểm thống nhất, người ta sử dụng Giờ Quốc tế.)

Một trận động đất dưới biển cực mạnh xảy ra ngoài khơi Thái Bình Dương. Đặc biệt là nơi giao nhau giữa dòng biển lạnh Oyashio gặp dòng biển nóng Kuroshio. Các rung chấn kéo dài suốt bốn phút đồng hồ. Trước đó, ở Việt Nam cũng liên tục xảy ra những rung chấn từ nhỏ đến lớn như động đất nhẹ từ tháng trước, nhiều nơi trên thế giới nhận chấn động tương tự, ở Mỹ còn xuất hiện vòi rồng. Với chúng ta có thể cơn rung chấn ấy không khác gì ngồi trên một chiếc máy massage. Nhưng cơn địa chấn phá vỡ một mảng đáy biển, khiến hàng tỷ tấn nước biển bị đẩy ngược lên. Và khởi phát một con sóng thần cực lớn chạy ngang Thái Bình Dương với tốc độ phản lực.

13.30' GMT Các nhà khoa học ở Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương đặt tại Hawaii, cách đó 6.61 kilomet mới biết về trận sóng thần này khi nó vừa khởi phát. Theo ghi nhận của các khí cụ, trận động đất có cường độ 7 độ Richter, và là trận động đất mạnh thứ ba trong lịch sử. Và lúc đầu, các nhà khoa học không nghĩ rằng sóng thần sẽ được tháo cũi. Đến khi họ đưa ra cảnh báo thì đã quá muộn. Và tương tự như bệnh dịch, nạn đói, thiên tai, mọi thảm họa đều bắt đầu từ việc con người phớt lờ những nhà khoa học.

13.39' GMT Ba mươi phút sau trận động đất, con sóng đầu tiên ập vào phía Nam Thái Bình Dương phăm phăm lướt lưỡi đao khổng lồ của biển cả tiến tới Shikoku, Kyushu. Ngoài biển, sóng thần di chuyển rất nhanh nhưng chỉ cao chừng ba tấc. Nhưng càng vào gần bờ, tốc độ của nó càng giảm xuống, kẻ khổng lồ trọng lượng to lớn dần, gã ngóc dần cái đầu lên cho đến lúc cao bằng tòa nhà ba tầng. Gã đạt được hình dạng to lớn nhất vào thời điểm 21.30' giờ địa phương. Các nhà địa lý gọi gã khổng lồ này là sóng thần (tsunamis) - tiếng Nhật tsu là cảng còn nami là sóng. Người dân ven biển nhìn thấy bức tường nước dựng đứng xuất hiện ngoài khơi. Tuy nhiên cơn sóng thần này không gây ra thiệt hại gì nhiều, nó chỉ tóm lấy những dãy nhà, xếp lại hình dạng ngôi nhà, kéo nó đi hàng trăm mét trên đường phố rồi lại trả về chỗ cũ. Gã khổng lồ lịch sự tới nỗi giật phăng khăn ăn đi êm ru tới độ bữa sáng trên bàn không hề dịch chuyển!

15.50' GMT Bỏ lại Nhật Bản, sóng thần tiếp tục hành trình hủy diệt của mình và hướng vào miền Tây nước Mỹ, tới thẳng Alaska. Sự chuyển hướng này gọi là hiệu ứng Coriolis nói rằng chuyển động của chất lỏng hoặc chất khí (ví dụ nước hay không khí) sẽ có xu hướng lệch sang bên phải khi hướng lên phía Bắc nếu nó xảy ra ở Bắc bán cầu. Những cư dân ở đây đều không hề nhận ra tai ương sắp tới. Tại sao trước những thảm họa, biển lại yên ắng đến vậy. Quả thực, trước đó trên bờ chỉ có những động vật lục đục tự thực hiện cuộc chạy trốn của mình, trên trời những chú chim bay đi lánh nạn hàng đàn, đan kín tưởng chừng như đại dịch châu chấu. Đến con kiến nhỏ bé nhất cũng ý thức được sự phẫn nộ từ đất mẹ trước cả con người. Họ ngạc nhiên thấy nước biển đột nhiên rút mạnh ra xa, nhưng không một ai biết đó là dấu hiệu tai ương. Nhiều người còn chạy ra biển để nhặt sò và những con cá mắc cạn. Vài phút sau, con sóng đầu tiên xông tới, đem theo hàng triệu tấn nước. Thật bi thảm! Những hỗn độn mang theo bùn đất, đồ đạc, tường gạch, vụn lở, xác ô tô, thanh giáo, cây cối chen chúc nhau trong bàn tay gã khổng lồ. Gã là vô tính, vô tình, gã cứ thế mà quật ngã mọi vật để tiếp tục hành trình định sẵn. Mặt đất như tuyệt vọng trước khoảng trời thăm thẳm. Chung quanh là làn nước dữ tợn, nó chuyển hình, nhưng càng hung tợn hơn. Dưới chân nó chỉ có chảy trôi và sụp đổ. Một đại dương, đã từng đón nhận tất cả những gì loài người vứt xuống. Giờ đây quay lại chứng minh điều đó. Nó chỉ khác chúng ta là không có sự công bằng và khoan dung tối thiểu mà thôi. Biển cả ở đây là chuỗi nhân quả cay nghiệt của thiên nhiên. Nơi chúng ta từng tống khứ thẳng nước cống bẩn thỉu kinh người xuống biển, dẫn nguồn cho rò rỉ kim loại độc hại, như thủy ngân và chì, từ các nhà máy, hầm mỏ và tàu bè vào đại dương, vứt hàng tỷ tấn rác - túi nilông, chai lọ, vỏ hộp và hàng trăm thứ rác thải khác - xuống nơi chúng ta bắt đầu từ biển mỗi năm. Trong đó 5 triệu tấn là từ các tàu thuyền trên biển. Con người tàn tệ với thiên nhiên quá, họ còn làm phiền nó với thứ họ gọi là ô nhiễm tiếng ồn, với tiếng động ồn ào từ tàu bè, từ việc khoan xuống đáy biển và thử nghiệm các loại vũ khí mới dưới nước. Và thế là biển cả quay trở lại tống khứ con người. Biển cả, đó là sự khốn khổ mênh mông.

Furcidisum - Thiên Đường Phép ThuậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ