Dạ, dạ vị ương
Trường sinh trường nhạc, nhạc vị ươngNăm ấy hạ táng Nhan Tốn, chiếu theo điển lễ của Nhất phẩm đại thần. Vật bồi táng rất nhiều, thu hút sự chú ý của đám giặc cỏ đạo mộ là chuyện không khó hiểu. Nhưng tặc cũng có đạo của tặc, hơn nữa nghề trộm mộ lấy của người chết là nghề hao tổn dương khí, xưa nay vẫn có quy tắc chỉ lấy tài vật, chớ quấy rầy đến hài cốt. Nhưng lăng mộ của Nhan Tốn bị cướp, không chỉ là tài vật bị vơ vét cho bằng sạch, mà hơn nữa hài cốt cũng chẳng còn vẹn nguyên. Xuống tay tàn nhẫn đến như thế, nghe quả thật lạnh sống lưng.
Dân gian lưu truyền lời đồn đại, rằng khi còn tại thế Nhan Tốn tên này làm nhiều việc ác, đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chẳng thể an ổn. Âu cũng là nhân quả tuần hoàn.
Người trong Nhan thị nhìn nhận chuyện này ra sao, đương nhiên, ai cũng đều cảm thấy có uẩn khúc, nhưng rốt cuộc kẻ gây án là ai thì có tìm thế nào cũng không ra tung tích. Cuối cùng cũng chỉ đành thu nhặt tàn dư còn sót lại, để tiện ngày sau đưa vào tông miếu tế tự. Nghĩ lại, Nhan Tốn một thời khuấy đảo triều chính, hiển hách uy danh, cuối cùng lại rơi vào kết cục như thế này, cũng là khiến người ta mấy phần thổn thức.
Suy cho cùng cũng chỉ là một mẩu chuyện phiếm ly kì về đại thần tiền triều mà thôi, ở nơi Yến Kinh náo nhiệt này, qua mấy ngày cũng chẳng còn ai nhắc tới nữa.
Hôm ấy đã sắp đến những ngày cuối cùng của tháng. Công tượng đã nhận chiếu đợi mệnh, mấy ngày nữa sẽ bắt đầu tu sửa Vị Ương cung, Thái hậu cũng sẽ tạm thời chuyển về Tuyên Thất điện.
Đường Oanh biết mình không thể lơ là triều chính, nhưng cũng lại càng lo lắng cho Thái hậu, đáy lòng chỉ mong có thể ngày đêm túc trực cạnh bên. Thái hậu vẫn luôn một mực đuổi nàng về Tuyên Thất điện, dặn dò phải nghỉ ngơi cho thật tốt, có như thế mới có thể gánh vác chính sự.
Chỉ là người có thể đuổi đi được, nhưng tâm có đuổi thế nào cũng không đi.
Vạn dặm không mây, thiên luân giữa trời.
Trường thân ngọc lập đứng giữa đình, Đường Oanh nhìn tấm biển trước cung phòng, nơi nàng vốn sắp xếp cho Thái hậu ngụ tạm trong thời gian tu sửa Vị Ương cung. Vì vốn là Thiên điện trong Tuyên Thất điện, cung phòng này diện tích không lớn, cũng không so được với chính điện nguy nga, nhưng thiết kế cùng nội thất cũng không kém phần tinh xảo. Ánh nắng chiếu lên tấm bảng, phản chiếu lại tia lấp lánh, nổi bật lên hai chữ được đề bằng bút lông: Trường Nhạc.
Trường Nhạc điện, Vị Ương cung.[1]
Dạ. Dạ vị ương. Trường sinh trường nhạc nhạc vị ương.[2]
[1]: Xuất phát từ 'Trường nhạc Vị ương', ghép lại có nghĩa 'niềm vui vô biên, hạnh phúc vĩnh cửu.'
[2] Đêm, đêm vô tận.
'Trường sinh trường nhạc nhạc vị ương' (Đời người dài lâu, niềm vui dài lâu, hạnh phúc vô biên) là câu thứ hai trong bài Tây Đô Phú: Như tác khí giả ngôn từ lương, trường sinh trường nhạc nhạc vị ương.Đường Oanh dõi mắt nhìn lên, ánh mắt dừng lại ở tấm biển. Giữa trưa, đứng dưới ánh nắng nàng cũng không thấy chói mắt, chợt đáy lòng lại sinh ra thứ cảm xúc khó có thể nói rõ. Tấm biển kia là tự tay nàng đề bút, Trường Nhạc. Trường Nhạc cũng là ước nguyện duy nhất của nàng. Trường nhạc, vị ương. Là vĩnh viễn, là bất tận.
BẠN ĐANG ĐỌC
[BH] [EDIT HOÀN] LƯỠNG ĐÔ KÝ SỰ - LỤC NGỘ
RomanceTên tác phẩm: Lưỡng Đô Ký Sự (Chuyện Hai Kinh Thành) Tác giả: Lục Ngộ Thể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử (phỏng Minh), niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nh...