Sinh niên bất mãn bách,
thường hoài thiên tuế ưu.
Trú đoản khổ dạ trường,
hà bất bỉnh chúc du.Phi anh tự hải, thúy liễu như yên.
Sau tiết Lập Xuân, khí lạnh trong đất trời bị ánh nắng xua tan, dù trời vẫn còn se lạnh nhưng cũng không ngăn cản được người người xuất môn du xuân.
Hoàng thất cũng không khác, thời điểm này trong năm hoàng thất quý tộc không ai không mở tiệc thiết yến, nếu không thì cũng là xuất phủ tham xuân, sênh ca ti nhạc một hồi náo nhiệt. Vạn vật ngủ yên nay đã thức giấc, cây cỏ hoa lá bắt đầu đâm chồi nảy lộc, nghênh đón Xuân Phân.
Ngày đầu tiên của tiết Xuân Phân, Hoàng đế theo lệ thường đích thân dẫn chư khanh đại thần xa giá ra ngoài ô kinh thành, dự tế đàn.
Tẩy trần dâng hương, Quân mặc miện phục, thần mặc triều phục, lễ tế kéo dài đến khi mặt trời lặn về đằng Tây mới xong. Cuối cùng, dâng lên lục thụy lễ khí – ngọc bích, ngọc chương, ngọc hổ, ngọc tông, ngọc khuê, ngọc hoàng. Khi ấy, lễ quan ca tụng, nhạc khí nổi lên, thập phần trang nghiêm cũng thập phần hưng trí.
Vậy là kết thúc.
Đủ loại lễ nghi phức tạp cứ thế nối nhau, đến khi xong xuôi đã là gần tối. Trời tối lại thêm mưa gió, đường đêm khó đi, mấy vị triều thân lớn tuổi không chịu được mệt nhọc, dù cho là người thân cường thể kiện cũng không ai vội vàng hồi kinh trong đêm. Vậy là mọi người đều quyết định lưu lại một đêm, hôm sau mới trở về.
Cả ngày bôn ba mệt nhọc, đèn vừa tắt ai nấy đã chìm vào mộng đẹp. hiển nhiên không ai ngờ được ngay lúc này, dưới ánh trăng đêm, Hoàng đế đang ở trên lưng ngựa, không một tiếng động gấp rút hồi cung.
Đường Oanh chỉ cho hơn mười Loan Nghi vệ đi theo, không đem theo hầu cận. Trăng vừa treo giữa trời, đó cũng là lúc vó ngựa dừng lại trước cửa cung. Cương ngựa vừa kìm tả hữu đã thét lệnh mở cửa. Lúc này đã là giờ giới nghiêm nội bất xuất ngoại bất nhập, nhưng là Hoàng đế muốn về nhà, nào có ai dám ngang ngược cản trở?
Vì thế, sau khi về Tuyên Thất điện thay một thân tiện phục sạch sẽ, Đường Oanh tới thẳng Vị Ương cung.
Ba ngày trước lễ tế, Đường Oanh đều ở nhật đàn trai giới tĩnh tâm, không ai quấy rầy. Sự vụ lớn nhỏ trong kinh đều để cho Thái hậu lo liệu. Chuyện này, nếu như là trước kia cũng chỉ là chuyện thường, nhưng hiện tại lại khiến cho người ta lo lắng bất an.
Hoàng đế đã đích thân chấp chính, nhưng bây giờ Thái hậu dường như lại có ý cố tình trì hoãn không hoàn chính, thậm chí Khân Thiên giám đã chọn ra được ngày hoàng đạo gần ngay trước mắt mà Thái hậu cũng như không thấy, cũng không cho truyền quan viên Lễ bộ tới bàn chuyện đại điển. Hoàng đế đã trưởng thành nhưng vẫn còn đang trẻ tuổi, Thái hậu buông rèm nhiếp chính nhiều năm như vậy, xưa nay cùng một dòng máu mà soán quyền đoạt vị còn không thiếu, huống hồ là chẳng cùng dòng máu?
Đó chính là điều Nghiêm Ngật cân nhắc lo lắng. Dưới đời Mục Tông, hắn vốn đã luôn lo sợ đề phòng Nhan thị. Nay đại họa là tên Nhan Tốn kia đã không còn trên đời, Nghiêm Ngật vẫn chưa khi nào buông lỏng, chỉ e Đế vương nghiệp không vững, có ngày kia giang sơn này sẽ lại về họ Nhan. Còn chưa kể Hoàng đế dường như không có tâm tư độc tôn thâu tóm hoàng quyền, hiếm có việc gì không nói với Vị Ương cung kia.
BẠN ĐANG ĐỌC
[BH] [EDIT HOÀN] LƯỠNG ĐÔ KÝ SỰ - LỤC NGỘ
RomanceTên tác phẩm: Lưỡng Đô Ký Sự (Chuyện Hai Kinh Thành) Tác giả: Lục Ngộ Thể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử (phỏng Minh), niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nh...