Gió ngừng tuyết tan, lăn tăn sóng nướcHai năm trước Lưu Vũ Hân đã tiến cử một người lên Ngự án.
Tăng Khả Ny.
Người này xuất thân binh gia, trí dũng song toàn, có bản lĩnh nơi sa trường, có trí tuệ trước tiền điện, bậc nữ kiệt không nhượng đấng nam nhi. Hoàng đế điều nàng tới Hải Châu trấn cảng, quả nhiên không phụ lòng kỳ vọng, chẳng mấy chốc mà diệt được quân Oa, chiến công lừng lẫy.
Bắc phạt Tây Nhung, chủ tướng đã định, ngự bút đã phê.
Đới Manh, Đô chỉ huy Thiêm sự[1] Hải Châu, lãnh chức Tả Tướng quân chinh Tây, dẫn hai mươi vạn quân đánh từ phía Bắc; Châu Chấn Nam, Chỉ huy sứ Định Châu, dẫn mười vạn quân áp theo thủ phía sau; Nhạc Mậu, Hữu thị lang Binh bộ, cầm mười vạn đốc quân.
[1]: Phụ tá cho các Đô chỉ huy sứ.
Tăng Khả Ny chịu ơn tri ngộ của Lưu Vũ Hân, đương nhiên, một lòng trung thành với Hoàng đế. Châu Chấn Nam càng không cần phải nói, hắn vốn là môn sinh của Lưu Vũ Hân. Lần này cất nhắc, người có mắt đều có thể nhìn ra mục đích, trước là tiêu diệt Tây Nhung, trừ bỏ hậu họa, sau là đề bạt người mới, thu binh hồi quyền. Đưa Châu Chấn Nam lên cũng chẳng khác nào cho văn võ cả triều một cơ hội thấy thánh ý của Hoàng đế, rằng Hoàng đế không còn tin tưởng Kim Lăng Khổng thị.
Binh gia có câu – "Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao; chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân; không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi."[2] Tây Nhung cách Đại Tấn sông núi xa xôi mà thế khó tấn công, tộc du mục thân ngồi trê lưng ngựa, lưỡi đao nhuốm máu người, A Mộc Nhĩ không những dũng mãnh thiện chiến mà còn tàn độc thủ đoạn, vây đã ba bốn trận mà chưa lấy được đầu chủ tướng.
[2]: Trích từ chương "Kế", Binh pháp Tôn Tử, gốc: "Cố bất tri chư hầu chi mưu giả, bất năng dự giao; bất tri sơn lâm, hiểm trở, tự trạch chi hình giả, bất năng hành quân; Bất dụng hương đạo giả, bất năng đắc địa lợi"
Rồi cũng đến một trận kia, một đao ngang cổ, máu chảy đầu rơi, A Mộc Nhĩ tử trận dưới lưỡi đao của Tăng Khả Ny, khi đầu chạm đất vẫn còn chưa nhắm mắt. Khả hãn đã vong, quân thí buông vũ khí đợi đầu hàng, sung làm tù binh.
Tăng Khả Ny mang một thân khải hoàn hồi kinh, luận công ban thưởng, thăng lên Đô chỉ huy sứ Hải Châu vệ, quốc thái dân an mà nắm trong tay mười vạn binh.
Tháng đầu xuân, gió đông dần yếu, tuyết dần tan.
Dụ Ngôn đã năm tuổi, ngày nào cũng như ngày nào, giờ Mão khi trời chưa sáng hẳn đã tới Văn Hoa điện dự giảng, sau Ngọ thiện sẽ tới Cẩn Thân điện thính chính, đến khi mặt trời lặn mới trở về. Tóc dài quá vai, chưa đến tuổi cập kê, vậy nên chỉ sơ búi đơn giản.
Tóc trẻ nhỏ mềm mại mỏng manh như tơ, Hoàng hậu vẫn luôn tự mình búi tóc cho Dụ Ngôn. Việc này Kim Tử Hàm và nhũ mẫu đều có thể làm, thế nhưng Hoàng hậu cảm thấy Dụ Ngôn còn nhỏ như vậy đã bận rộn tu dưỡng học tập, tuổi thơ không được vui vẻ khoái hoạt, cũng là thiệt thòi, vậy nên việc gì có thể nuông chiều liền cứ thế nuông chiều.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Dụ Tuyết Trùng Sinh] Chuyện Kinh Thành
Ficción históricaThể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử, niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nhân, trị quốc an dân, thanh thuỷ văn, HE. Edit cover lại chỉ để thoả mãn sở thích cá...