Tôn sư trọng đạo là điều tiên quyết,tự cao tự phụ là điều tối kị.
Năm Tái Hữu thứ Hai mươi mốt, Lâm Xuyên Quận vương Kha Nhiên mười bốn tuổi, Thất điện hạ Tiểu Đường tám tuổi, Thập Tứ điện hạ Dụ Ngôn năm tuổi.
Ngôi Trữ quân chưa định.
Mặc dù kiếp trước Dụ Ngôn không có tư duy chính trị, thế nhưng bốn năm thính chính ở Cẩn Thân điện, bây giờ nàng cũng có thể coi là có chút tâm tư, có đủ hiểu biết về Tấn triều.
Đồng hồ nước, truyền giáo, nước hoa, hỏa thương,... và còn nhiều manh mối khác nữa, chỉ ra rằng triều đại này quả thật song song với Minh triều. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương bãi bỏ chế độ Thừa Tướng đứng đầu quan lại, Minh Thành Tổ Chu Lệ lập Nội Các, nắm chắc trong tay quốc sách triều cương. Nội Các là nơi bàn luận chính sự, dưới có Lục bộ, dưới Lục bộ có các Thừa tuyên bố chính sứ ty, Đề hình án sát ty, Đô chỉ huy sứ ty. Phối hợp chặt chẽ, từ hành chính đến tư pháp, quân sự.
Dưới thời Minh Tuyên Tông, Nội Các đưa kiến nghị phối hợp với một trong mười hai giám - chính là Tư Lễ giám, cùng nhau luận nghị can gián những quyết định đã được Hoàng đế thông qua, sau đó mới thành chiếu chỉ, xuống đến Lục bộ. Cũng chính vì lẽ này mà quyền lực san đều, vừa kìm hãm vừa phối hợp lẫn nhau, không để cá nhân nào nắm trong tay quá nhiều quyền lực, dẫn đến thảm trạng thao túng triều đình. Pháp chế, triều cương của Tấn triều gần như là hoàn toàn tương đồng với Minh triều, dưới Hoàng đế có Nội Các, dưới Nội Các có Tả tướng Hữu tướng khắc chế lẫn nhau, Nội đình mặc dù có Thập Nhị giám, lại không có Thiệp chính.
Hoàng đế vẫn là Quân chủ cao cao tại thượng, phía dưới có Tả - Hữu phò trợ lại khắc chế lẫn nhau, cơ hồ là làm thành một khóa sắt, không thể nào có sơ hở cho quyền thần lộng hành.
Nhưng rồi lại vẫn có một câu hỏi chưa có lời giải.
Ngôi Trữ quân có nên để trống hay không?
Không nên. Vậy nếu như lập, lập ai?
Với năng lực nhìn thời thế của bá quan trong triều, những năm qua đã sớm nhìn ra được Hoàng đế và Tiêu Thận có ý hướng về Thất điện hạ Tiểu Đường. Thân phụ của Tiểu Đường là Hoàng đệ cùng chi với Hoàng đế. Năm ấy tước Vương bị giáng xuống thành Quận Vương, cũng là do hắn và Khổng Hoài Tín đối nghịch, bị Khổng Hoài Tín lợi dùng thiên thời mà xúi giục thao túng đám Ngự Sử buộc tội. Sau, Khổng Hoài Tín thoái ẩn quan trường, Trưởng tử Tôn Nhuế nối theo gót cha, cầm hốt của Hữu tướng quyền cao chức trọng, tâm tư thâm sâu, đã nhìn ra được nếu Kha Nhiên đăng cơ, án của đời trước rồi sẽ lần nữa bị mang lên.
Tôn Nhuế, dường như nghiêng về phía Lâm Xuyên Quận vương Kha Nhiên. Sinh phụ của Kha Nhiên, Thọ Vương, phong đất xứ Điền Nam, nơi ấy khó có thể coi là đất lành phì nhiêu, mà còn có thể nói là đất phong thủy không lành. Thời điểm Kha Nhiên nhập cung làm dưỡng tử của Hoàng đế, khi ấy hắn đã mười tuổi, hiểu được ai là thân sinh phụ mẫu, gì là huyết nhục tình thân. Tuy rằng cung kính quỳ lạy khấu đầu gọi "phụ hoàng mẫu hậu", thế nhưng trong lòng hẳn là phải có phụ mẫu thân sinh. Thọ Vương ở đất Điền Nam xa xôi, trong Hoàng cung Yến Kinh này, Kha Nhiên và Thọ Vương phi ngụ tại Cam Tuyền cung, cô nhi quả phụ dễ thao túng, dùng chút thủ đoạn, chẳng mấy chốc mà phục tùng.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Dụ Tuyết Trùng Sinh] Chuyện Kinh Thành
Fiction HistoriqueThể loại: Chính kịch, cung đình quyền mưu, xuyên không lịch sử, niên hạ, dưỡng thành, chậm nhiệt, chuyên nhất, nghĩa nặng tình thâm, văn phong cổ điển, khí khái cổ nhân, trị quốc an dân, thanh thuỷ văn, HE. Edit cover lại chỉ để thoả mãn sở thích cá...