Chương 187 Ngoại truyện: Thời đại hoàng kim mà ngươi muốn (2)

213 16 0
                                    

Edit | Beta: Wis

Xảo trá, máu lạnh, tàn bạo, không từ thủ đoạn... Những tính từ này bị thêm vào cho Purlan I sau cuộc cải cách này.

***

Dòng người chậm rãi tiến về phía trước, có quá nhiều người muốn đến xem bức thư đích thân Purlan I viết, dòng người di chuyển chậm chạp. Nhưng, nữ phóng viên của "Nhật báo xương rồng" rốt cuộc vẫn may mắn được vào trước khi đóng cửa.

Sau khi tắt livestream theo quy định, phóng viên và những người khác đi dọc theo hàng cột của bức tượng. Sau khi vào viện bảo tàng, hệt như bước vào một thế giới khác, tiếng ồn ào bên ngoài bị ngăn cách, thời gian dừng lại ở đây, mọi thứ bỗng trở nên nặng nề uy nghiêm. Ở phía bên trái của bảo tàng là phòng trưng bày nghệ thuật, vật trưng bày quan trọng nhất trong thời kỳ này là hai kiệt tác bất hủ của họa sĩ nhân văn Gracq.

Một bức là "Quốc vương và thành phố của người", một bức là "Rồng và Tường Vi".

Gracq được ca ngợi là "người khai sáng chủ nghĩa nhân văn", là họa sĩ sơn dầu đầu tiên của thế kỷ 15 thách thức trường phái hội họa Eyck truyền thống, bất cứ ai được giáo dục cơ bản đều biết câu chuyện của ông và quốc vương. Trong lịch sử, vì đưa ra quan điểm cho rằng "hội họa, là một nghệ thuật thể hiện cảm xúc và suy nghĩ, không nên chỉ giới hạn trong các chủ đề tôn giáo", mà Gracq suýt bị thiêu sống. Sau khi chạy trốn đến Legrand, ông đã dành hơn mười năm, cuối cùng được Purlan I đánh giá cao và được bổ nhiệm làm trưởng họa sĩ cung đình.

Lấy "Quốc vương và thành phố của người" làm điểm phân chia, hội họa thế kỷ 15 đi theo hai con đường khác nhau, một là trường phái hội họa chủ nghĩa thánh linh tuyên dương thần học, một là trường phái nhân văn tập trung đề cao lý tính và nhân văn.

Còn "Rồng và Tường Vi" là tác phẩm được hoàn thành trong mười năm cuối đời của Gracq.

Nếu nói, "Quốc vương và thành phố của người" lấy bối cảnh dịch bệnh Kossoya mở ra cảnh tượng đầu tiên trong lịch sử hội họa chuyển ánh nhìn từ thần linh sang con người thì "Rồng và Tường Vi" là tác phẩm vĩ đại đầu tiên lấy chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc làm cốt lõi trong lịch sử thế giới.

Theo lời giới thiệu của triển lãm , bảo tàng đã viết:

"Vào thế kỷ XV, sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự ra đời của một chính phủ hùng mạnh hơn để bảo vệ sự chuyển đổi và phát triển của thương mại và thủ công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu đó, vương quyền biểu tượng quốc gia của thời đại đó, bắt đầu trỗi dậy. "Rồng và Tường Vi" là dấu hiệu thức tỉnh dần dần ý thức dân tộc trong thời đại đó —— ở bờ Tây của eo biển Abyss, đã xuất hiện một quốc gia non trẻ phá vỡ truyền thống từ thời thần quyền."

Gracq đã mất mười năm để hoàn thành tác phẩm cuối cùng này, khi vẽ nét cuối cùng, ông ngã xuống và không bao giờ tỉnh lại nữa. Học trò của ông không ai ngạc nhiên, theo lời kể lại của các học trò sau này, trong suốt mười năm đó, Gracq cứ mải miết vẽ, trong mắt ngoài tranh ra thì chẳng có gì cả: "Hệt như thứ ông ấy vẽ không phải là tranh, mà là mạng của ông ấy."

[Edit/Hoàn] Sau khi trở thành bạo quân - Ngô Cửu ĐiệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ