9. Đình

553 98 8
                                    

11/10/2020
--------------

- Ấy ơi! Điện thoại không có sạc đâu nghen, mà có thông báo hay cuộc gọi nhỡ gì đó, chớp chớp hoài kìa!

Chiến thay quần áo xong, vẫn tỏ ra bình thường, nói chuyện với Bác. Người kia không thoải mái lắm, ậm ừ cho qua chuyện, nhưng lại chú ý một điều khác. Chiến gọi Nhất Bác là "Ấy ơi!"

Trời ơi dễ thương!

Bác lấy điện thoại, lướt nhanh qua mấy cuộc gọi nhỡ coi như không thấy, đọc hết cả tin nhắn, nhưng không trả lời.

- Ăn cơm!

Suốt bữa cơm trưa, Chiến cứ lâu lâu lại nhìn Bác một cái. Hôm nay Bác thật lạ.

- Sao vậy? Thấy sắc mặt hơi kém nha. Có sao hông?

Bác lắc đầu, quay mặt vào tường. Giấc ngủ trưa hôm nay cứ chập chờn trong mộng mị.

********

Trên đảo Lớn có nhiều đình, là nơi thờ thần biển, thần nông và các vị tiền hiền từ thời mở đất.

Bác theo Chiến đến đình làng An Hải. Đình này thờ thần Nông, là vị thần cai quản nghề nông vì người dân ở đây hầu như đều trồng hành tỏi. Còn ở những làng chuyên đi biển thì thờ cá Ông, thờ thần Nam Hải. Đa số đình trên đảo đều được xâu dựng theo hình chữ Tam, gồm ba gian nhà theo tuần tự thượng - trung - hạ với những hoa văn chạm trổ, điêu khắc mang đậm dấu ấn của một thời hưng thịnh.

Bác giơ máy ảnh lên, hết sức cẩn thận ghi lại tất cả những điểm đặc sắc trên các bức hoành phi, cột nhà, bệ đá trong đình. Ngôi đình xây trên nền đá, niên đại đã mấy trăm năm, những sớ gỗ trên cửa, những bao lam xung quanh đều đã nhuốm màu thời gian. Dẫu vậy, ngôi đình vẫn sừng sững nhìn ra biển, mang trong mình bao nhiêu hy vọng, tin tưởng của người dân trong làng.

- Đẹp quá!

Bác từ đầu đến cuối chỉ có thể thốt lên hai từ ấy khi đứng từ cửa đình nhìn ra biển. Bầu trời trong xanh, điểm vài đám mây xốp trắng bồng bềnh, mặt nước biển xanh chàm long lanh ánh bạc. Gió thổi mạnh, không gian rộng mở cực hạn. Bác vươn tay lên, cảm nhận sự đãi ngộ của thiên nhiên bằng những luồng gió đậm nồng hương vị biển.

Chiến rủ Bác ngồi xuống bậc đá dưới gốc một cây đa, giới thiệu:

- Đình làng này là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ cầu ngư, lễ giỗ các vị tiền nhân đã có công lập làng. Ở đây còn có lễ đua thuyền tứ linh, có hội dồi bòng nữa.

Bác nghe tiếng địa phương rõ hơn rồi nhưng vẫn không nghe kịp được tên của lễ hội cuối cùng, nghĩ mãi không ra.

- Hội gì?

- Hội dồi bòng! Dồi là ném á, từ này cũ rồi, tiếng cổ. Từ này bây giờ chỉ có mấy ông bà già dùng, thanh niên bây giờ do giao thoa văn hóa vùng miền nên không dùng nữa. Bòng là trái cùng họ với trái bưởi á, không phải là trái bòng gáo đâu.

- Chơi như thế nào?

- Ông trưởng làng cúng bái một lúc rồi thỉnh trái bòng trên bàn thờ xuống, tung lên rồi cho bọn thanh niên bắt lấy, giành giật nhau bầm dập á. Nhưng mà vui! Ý nghĩa là cầu mặt trời, vì trái bòng hình cầu, dạng như mặt trời. Người đi biển chỉ mong trời nắng, không mưa không bão, cũng mong cho lứa thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tiếp tục theo chân ông cha mình, giữ lấy cái nghề truyền thống.

[BÁC CHIẾN - HOÀN] MÙA TỎINơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ