Trong cuốn Phẩm cách văn chương, tác giả Hàn Quốc Ki Ju Lee đã chia sẻ: "Có lẽ việc đặt tên cho một tác phẩm cũng cần sự chân thành không kém gì đặt tên cho một con người".
Trước hết, Ki Ju Lee đã đề cập tới việc đặt tên cho một con người để làm chuẩn mực so sánh với việc đặt tên cho một tác phẩm văn học. Con người sinh ra, cái tên được đặt vô cùng quan trọng vì nó là thứ minh chứng cho sự tồn tại của mỗi người, trường tồn cùng thời gian và đại diện cho chính bản thân người đó. Giả dụ khi nhắc tới bạn Hiền trong lớp em, người cũng như tên, vừa hiền lành, thông minh lại học giỏi. Hoặc nhắc tới bạn Minh, ta nghĩ ngay tới bạn đó học rất giỏi. Như vậy, cái tên có tính gợi nhắc cho bản chất, thành tựu con người, định danh họ giữa vô vàn con người khác trên thế giới này. Cha mẹ khi đặt tên cũng rất chú trọng để tên người mang hàm ý đẹp cũng gợi lên mong ước về phẩm chất mà con cái họ có được sau này.
Tương tự, một tác phẩm văn học, đó giống như đứa con tinh thần của chính tác giả, trăn trở suy nghĩ, viết xóa chỉnh sửa rất nhiều lần để cho ra đời. Do vậy, cái tên cũng như một chiếc giấy chứng nhận khai sinh cho tác phẩm ấy. Chẳng có tác phẩm nào hời hợt viết bừa lại khiến bạn đọc yêu mến. Chỉ những tác phẩm ra đời sau bao quãng thời gian uốn nắn, tích trữ kiến thức, mài giũa lối viết, , "tận tụy viết ra trang giấy trắng" mới có thể lay động trái tim bạn đọc, khiến người ta nhớ về nó. Ở đây, tôi không nói bao gồm các tác phẩm "ba xu", có người đọc, thậm chí rất nhiều, nhưng chỉ đọc một lần rồi lãng quên mất, chẳng để lại cho người ta nhớ gì về nó, hoặc cũng chẳng gửi gắm thông điệp gì với người đọc. Nắn nót, kì công để có một tác phẩm hay, tác giả nào lại không mong được bạn đọc yêu mến. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết :"Mỗi nhà văn đều tự nhiên có một nhà phê bình trong người. Chẳng hạn, tại sao anh chọn từ này mà không chọn từ kia, rồi anh xóa câu này thêm câu khác...Bởi nếu anh ta không biết thế nào là một câu thơ hay thì anh ta không thể viết một câu thơ hay được.." đã biểu đạt sự chăm chút tinh tế cho từng câu chữ - đứa con của mình - một cách cẩn thận.
Do vậy, cái tên của tác phẩm nhìn ngắn gọn, giản đơn nhưng cũng chứa đựng sự chân thành, gửi gắm lớn lao của tác giả tới bạn đọc
Trong các đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và thi tốt nghiệp THPT cũng đã không ít lần đề cập ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Ví dụ: "Giải thích ý nghĩa nhan đề "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành"; "Truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa của những tên gọi ấy?", "Giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên...Có thể nói về chuyện nhan đề của tác phẩm văn học ở nhiều chi tiết hơn nữa. Thậm chí có khi còn phải coi nó là một câu hỏi lớn đối với các nhà văn. Thực tế của nhiều năm nay cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong giới sáng tác văn chương ở Việt Nam tỏ ra khá lười nhác và cẩu thả trong việc đặt tên cho tác phẩm: Anh đẻ ra một đứa con, song anh nóng vội vơ váo một vài chữ nghĩa để định danh cho đứa con ấy, không cần biết cái tên có hay không, có ý nghĩa không, có "độc" không.
Hẳn nhiều người sẽ bào chữa: cốt yếu là tác phẩm có hấp dẫn không, có giá trị không, có neo lại trong bộ nhớ của người đọc không; còn cái nhan đề ư, không quan trọng, vì đôi khi chúng ta nhớ rất rõ một cốt truyện, một chi tiết mà chịu không thể nào nhớ được tên tác phẩm là gì? Thật ra, đây là biểu hiện của thái độ chạy trốn lao động đặt tên.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn Học
PoetryĐây là một số dẫn chứng tiêu cho văn nghị luận do mình sưu tầm về các nhân vật nổi tiếng như O Henrry, Bill Gate, Vincent Van Gogh, Newton, Nobell... Phần lí luận mình reup - chọn lọc - thay đổi/thêm lời văn của bản thân, chứ không hoàn toàn là do m...