Tuyển tập: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả

3.6K 13 0
                                    

CHUYÊN MỤC HỌC SINH GIỎI
✅Đề bài: Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: "Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả". Hãy phân tích bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ nhận định đó.

BÀI LÀM
"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ biết làm một vài kiểu mẫu đưa cho văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Nam Cao). Thật vậy, từ khi khai sinh trong lòng nhân loại, văn chương luôn đòi hỏi người tạo tác phải có cái riêng, cái độc đáo, phải có cho mình một cái giọng nói riêng thứ sẽ không tìm được ở nơi một cổ họng nào khác, để tác phẩm tồn tại, được lưu truyền và triển nở nơi cõi lòng của độc giả. Cũng vì thế mà đã có nhận định cho rằng: "Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả". Câu nói mang đậm tính đúng đắn ấy đã đề cập đến một đặc trưng quan trọng mang tính sinh tử đối với nghề cầm bút – sự sáng tạo trong văn chương. Đồng thời câu nói còn nêu lên sự yêu cầu đối với người nghệ sĩ: phải có nét riêng, nét độc đáo, có phong cách riêng.

Trước hết, chúng ta sẽ bóc tách từng ý nghĩa của ngôn từ để hiểu được tại sao "Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả". "Riêng" là nét mới, cái độc đáo. Đến mỗi loài hoa đều khoác cho mình một bộ áo sặc sỡ sắc màu mang tính loại biệt rõ nét, mỗi loài chim được tạo hóa ban phát cho mỗi giọng điệu riêng để ca vang về mảnh đất đầy hứa hẹn. Thì cớ gì văn chương – một món quà vô giá thượng đế ban tặng cho nhân loại lại không sở hữu những nét riêng, độc đáo như thế. Bởi sáng tạo là quy luật đặc thù của văn học. Theo Tề Bạch Thạch: "Nghệ thuật vừa giống với cuộc đời, vừa không giống với cuộc đời. Nếu hoàn toàn giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật mị đời, còn nếu hoàn toàn không giống với cuộc đời thì đó là nghệ thuật dối đời." Nghệ thuật vừa hư vừa thực, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa bình thường vừa phi thường. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở tư tưởng nghệ thuật cũng như hệ thống các phương tiện biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật "riêng", một "chân trời" riêng, một "biên cương" riêng. Hơn thế, người đọc tìm đến văn chương trước hết là để lội sâu vào miền giá trị hiện thức được kí mã bới nhà văn để đắm chìm và trải nghiệm thực tại đó qua trí tưởng tượng, sau là để được chiếm lĩnh những giá trị thẩm mĩ, cái nét riêng biệt, được thưởng thức những "của ngon vật lạ" mà tác giả bày ra trên một bàn tiệc thịnh soạn. Bởi thế mà nhà văn nào càng có phong cách độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. Chúng ta thấy rằng, mỗi khi một ngôi sao mới lóe sáng trên thi đàn, câu hỏi đầu tiên anh ta gặp phải ắt hẳn sẽ là "Anh là ai?", "Anh ta sẽ đem lại thứ gì mới cho chúng ta không?" hay "Anh ta sẽ có gì khác biệt so với những nhà văn khác?" Đó sẽ là những gì mà nhà văn sẽ gặp phải, đó cũng chính là yêu cầu mà người nghệ sĩ phải đáp ứng. Sẽ ra sao nếu chàng ta xuất hiện với một giọng điệu quá quen thuộc, bị trùng lặp hay đã được tìm thấy nơi cổ họng của người khác? Thiết nghĩ rằng nhà văn ấy sẽ mau chóng vụt tắt tựa như ánh sao chổi chỉ sáng một lúc rồi lịm dần vào màn đêm. Bởi lẽ, điều kiện tồn tại của văn chương là mới mẻ và độc đáo, tác phẩm văn chương nếu không có gì mới sẽ không được người đọc đón nhận. Nhà văn có phong cách mờ nhạt sẽ dần bị người đọc quên lãng; lặp lại mình hay lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn "Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật" (M.Gorki).

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ