NHỮNG MỞ BÀI CỰC CHẤT ☺
VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
MB1: Trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ đều có một
không gian nghệ thuật của riêng mình. Nếu nhà thơ Hoàng Cầm, cả một đời đắm
đuối trong không gian Kinh Bắc đầy thơ và mộng, nếu Nguyên Ngọc Nguyễn Trung Thành luôn trải lòng cùng bạn đọc qua không gian Tây Nguyên đậm chất sử thi, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn Huế và viết về Huế bằng tất cả tình cảm, tình yêu của mình thì Tô Hoài – nhà văn một thời của trẻ thơ lại chọn cho mình không gian nơi dẻo cao Tây Bắc để đến, để sáng tác. Một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nằm trong không gian nghệ thuật này không thể không kể tới đó là "Vợ chồng A Phủ".
MB2: Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục.Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông .Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị , qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
MB3: Tô Hoài từng tâm sự: "Đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể nào quên, tôi không thể bao giờ quên được..." Người đọc vẫn thường tự hỏi tại sao Tô Hoài lại có những khoảng nhớ thương nhiều như vậy dành cho mảnh đất và con người Tây Bắc, để rồi trong những tác phẩm của mình, ông viết về Tây Bắc về những con người nơi đây bằng những câu chuyện thật cảm động. Một trong số những truyện ngắn tiêu biểu đưa Tô Hoài trở về cùng niềm thương nỗi nhớ mang tên Tây Bắc không thể không kể tới đó chính là truyện ngắn: "Vợ chồng A Phủ".
MB4: Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký", nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là "để đời" đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại ở chú "dế mèn" mà còn đi xa hơn. Nếu tính từ năm 1951- khi nhà văn Nam Cao ra đi, thì nhà văn Tô Hoài có may mắn hơn người bạn thân thiết của mình ít nhất hơn 50 năm viết. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay tới tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG –
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
MB1:
Sông Hương – Khúc hát tình ca của Huế. Nói đến sông Hương nhiều người hình dung dòng sông êm ả, thơ mộng nơi cây cầu Trường Tiền hay thành quách, đền đài, chùa miếu cổ kính soi mình. Nhưng còn có một sông Hương rất khác nhìn từ cội nguồn Trường Sơn, với những cụm rừng già nguyên sinh hoang sơ xanh ngút ngàn bên dòng nước nơi giang đầu xanh biếc. Và cũng có một sông hương "nồng nàn" và khao khát đến vậy khi được về gặp lại thành phố của riêng mình. Hình như, người nghệ sĩ nào khi biết tới dòng sông này đều như lẽ tự nhiên mà dành cho nó nhiều tình yêu đến vậy. Huống hồ, một người yêu Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong những tác phẩm của mình cứ nhắc mãi về dòng Hương. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của người nghệ sĩ này chính là ký: "Ai đã đặt tên cho dòng sông"...
MB2:
Ai đó đã từng nói rằng: "Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương để nhớ, giống như cuộc đời của mỗi con người, có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo". Vâng! Dòng sông để thương để nhớ của mỗi người rất khác nhau. Nếu như Văn Cao cả đời gắn liền với dòng sông Lô hùng tráng, nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ khi ta đi ngang qua "sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh", nếu Hoài Vũ cả đời gắn liền với con sông Vàm Cỏ tha thiết chở Phù Sa thì HPNT lại song hành cùng sông Hương đi vào trái tim độc giả qua ký: "Ai đã đặt tên cho dòng sông."
MB3:
Đã có biết bao nhiêu người nghệ sĩ viết về sông Hương bằng tình cảm yêu thương và trân trọng của mình. Tôi vẫn còn nhớ những câu thơ của nhà thơ Thu Bồn khi viết về dòng sông này:
" Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu"
Tôi lại tự băn khoăn hỏi mình, có khoảng không gian để đó chiều dài của nỗi nhớ thương gửi về dòng Hương muôn đời lững lờ trôi, e ấp nơi thành phố Huế. Rồi lại phải tự ôm trọn vào mình nhưng cảm xúc luyến lưu khi tới thành phố này. Có một nhà văn, cũng yêu Huế bằng tất cả tình yêu chân thành như thế, viết về Huế xuất phát từ trái tim mình. Không ai khác, đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường với ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông".
BẠN ĐANG ĐỌC
Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn Học
PoetryĐây là một số dẫn chứng tiêu cho văn nghị luận do mình sưu tầm về các nhân vật nổi tiếng như O Henrry, Bill Gate, Vincent Van Gogh, Newton, Nobell... Phần lí luận mình reup - chọn lọc - thay đổi/thêm lời văn của bản thân, chứ không hoàn toàn là do m...