Văn 12: So sánh Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông

750 7 3
                                    

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật tức là phải có nét gì đó rất riêng biệt mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Phong cách văn học là một yếu tố quan trọng và góp phần không nhỏ trong quá trình định giá tác giả, tác phẩm đó. Bởi thế mỗi nhà văn, nhà thơ phải tạo cho mình một nét riêng không thể trộn lẫn, đem đến cho người đọc một sự mới lạ mà khi nhìn vào những tác phẩm ấy độc giả sẽ biết ngay đó là sản phẩm của tác giả nào. Và Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là hai tiêu biểu cho điều đó mà có lẽ nổi bật nhất trong việc làm nên phong cách của các nhà văn là hai bài Tùy bút "Người Lái Đò Sông Đà" và "Ai đã đặt tên cho dòng sông".

Thật vậy, "phong cách là cái còn lại hoặc hạt nhân mà sau khi từ nhà văn chúng ta bóc đi những cái không phải của bản thân anh ta, và tất cả những cái anh ta giống người khác". Nói cách khác đi, phong cách nghệ thuật của Nhà văn là nét riêng biệt, độc đáo của nhà văn ấy, trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, đối với người cha để của "Người Lái Đò Sông Đà", Nguyễn Tuân mang một phong cách uyên bác, tài hoa không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bổn bể nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động lòng người đọc nhất. Ngược lại nét đặc sắc trong tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường lại là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, được tổng hợp từ cuốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Hai nhà văn mang trong mình hai phong cách khác nhau, nhưng tuy nhiên vẫn có những nét chung mà độc giả dễ dàng nhận thấy. Xuyên suốt hay bài "Người Lái Đò Sông Đà" và "Ai đã đặt tên cho dòng sông", chúng ta thấy được điểm giống nhau trước hết thể hiện qua chất trí tuệ uyên bác.

Nếu như Nguyễn Tuân có khả năng vận dụng trí tuệ của nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau trong khi miêu tả về đối tượng sáng tác của mình, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy. Điều đó thể hiện qua cảnh con sông Đà hung bạo với những trận thủy chiến của người lái đò, đã được Nguyễn Tuân ghi lại bằng những tri thức về điện ảnh. "Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn chuyền cảm giác lạ cho khán giả đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền"... Cho đến "bị vứt vào một cái cốc pha lê nước, khổng lồ vừa rút lên, cái gậy đánh phên", về địa lý, về thể dục thể thao "hàng tiền vệ, có hai hòn canh, một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa...", về quân sự "vòng đấu vừa rồi nó mở ra năm cửa trận, có 4 cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông...", về võ thuật "đánh đòn chả đánh đến ầm vào chỗ hiểm"... Đến với "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường nhà văn đã cung cấp cho người đọc một lượng kiến thức phong phú, đa dạng về sông Hương. Nhờ đó mà chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về vẻ đẹp của sông Hương. Dưới góc độ địa lý, tác giả đã cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản về thủy trình của dòng sông kéo dài suốt từ "Cung Thượng Lưu, chảy qua thành phố Huế, vòng về hướng Đông Bắc để đi ra biển". Ở phía thượng nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ, "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt, qua những ghềnh khác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn", "phóng khoáng và man dại" giống như một cô gái Di gan thích nhảy múa, ca hát với một vẻ đẹp tự nhiên và trong sáng, chảy qua rừng núi về đến đồng bằng sông Hương lại trở nên dịu dàng. "Uốn những đường cong dịu dàng", "dòng sông mềm đi như tấm lụa", "êm đềm trôi đi giữa hai dẫy đồi sừng sững như thành, quách". Và để nhân cách hóa lên nhà văn đã hình dung dòng chảy sông Hương giống như một cuộc hành trình tìm kiếm có ý thức của người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa về đến nơi gặp người tình mong đợi và dòng chảy của sông Hương lúc này đã biến thành những đường cong mềm mại, quyến rũ của một người gái đẹp. Khi vào giữa lòng thành phố Huế, dòng sông lại trở nên tĩnh lặng "trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chí là một mặt hồ yên tĩnh". Điều này đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường lý giải một cách độc đáo về dòng chảy của sông Hương dưới góc độ địa lý. Khi vào đến thành phố Huế sông Hương chia thành nhiều nhánh nhỏ, lại bị hai hòn đảo chặn nhanh trên dòng sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước. Khi đang xuôi dần về cồn Hiến, nằm mơ màng thì thật bất ngờ khi rời khỏi thành phố Huế sông Hương đã "đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt Sang hướng Đông Tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ". Thêm vào đó dòng chảy của sông Hương còn gắn liền với hàng loạt những địa danh quen thuộc của xứ Huế. Như Hòn Chén, Nguyệt biều, vọng Canh, Tam thai, Lưu Bảo... Khiến cho dòng chảy của sông Hương không hề đơn điệu, tẻ nhạt mà vô cùng sống động. Đồng thời, khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa sông Hương và Huế. Dưới góc nhìn lịch sử Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gọi sông Hương là "trang sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc" đã gợi lên vẻ đẹp của sông Hương. Theo nhà văn trong các dòng sông đẹp trên thế giới chỉ có sông Hương là con sông chảy duy nhất trọn vẹn trong lòng một thành phố và chính dòng chảy đặc biệt đó của sông Hương đã khiến nó trở thành một chứng nhân lịch sử ghi dấu lại toàn bộ lịch sử của xứ Huế. Tác giả đã có cái nhìn tận sâu về quá khứ, để thấy được những đóng góp to lớn của sông Hương trong việc làm nên những trang sử hào hùng của xứ Huế, xuốt từ thời các vua Hùng dựng nước, giữ nước, đến tận cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ vĩ đại, và Sông Hương cũng chịu tổn thất không nhỏ trong việc làm nên những trang sử hào hùng đó. Và quả thực sông Hương đã biến đổi mình là một chiến công khi tổ quốc cần, đất nước kêu gọi.
Nhà văn còn trích dẫn câu chuyện "tháng trước tôi được dịp có mặt trong cuộc tiếp đón ở thành ủy Huế chào mừng đoàn đại biểu hội nghị tổng kết chiến tranh tại thành phố, thay mặt Quân ủy Trung ương đồng chí Đại tướng phát biểu "lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ Quốc. Đồng chí nói đầu cúi xuống ngực hai bàn tay chắp lại trong cử chỉ kính cẩn của người già mắt ngấn lệ và người nghe tất cả đều lặng đi trong cảm xúc đột ngột của một lời thề", điều đó lại một lần nữa đã khẳng định trong cảm nhận của biết bao con người Việt Nam nói chung, sông Hương giống như một người anh hùng khiến ta tôn kính, ngưỡng mộ nhưng cũng đầy cảm phục, xót xa trước những cống hiến vĩ đại và hi sinh thầm lặng của dòng sông trong việc làm nên lịch sử của xứ Huế nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Về văn học tác giả gọi sông Hương là "người mẹ phù sa của một cung văn hóa xứ sở" đã sản sinh, nuôi dưỡng, bồi đắp cho nền văn hóa Huế. Không những thế, sông Hương còn là dòng sông của âm nhạc "người tài nữ đàn lúc đêm khuya" đã gợi lên một nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế. Người ta thường tổ chức các buổi trình diễn âm nhạc cổ điển Huế trên dòng sông Hương vào đêm khuya, nhà văn khẳng định "toàn bộ nền âm nhạc Huế được sản sinh trên mặt nước dòng sông này" và hơn thế sông Hương còn là dòng sông của thi ca "có một dòng thi ca về sông hương", dòng sông không bao giờ tự lập lại trong cảm hứng của các nghệ sĩ.

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ