Mình lượm lại được bài này từ docs, nó hơi nham nhở vì mình làm mất bản chỉnh sửa đầy đủ rồi, mọi người chịu khó xem nhé:
Mở bài - cách dẫn vào đề mình hay dùng:
"Nhà văn ở trên đời trước hết để làm những công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận dồn đến góc chân tường, nhà văn ở trên đời để bênh vực cho những người không có ai để bênh vực". Với hình tượng Mị trong "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã thực sự hoàn thành được sứ mệnh ấy khi mang đến cho bạn đọc một hình tượng nhân vật với biết bao vẻ đẹp, nhất là sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân qua đoạn trích "..."
Tô Hoài là nhà văn luôn cố gắng đi tìm sự thực trong đời sống để phả vào trang viết, ông quan niệm phải nói lên sự thật dù có đập vỡ thần tượng trong lòng bạn đọc. Chính vì thế mà các trang văn của ông luôn thấm đẫm chất hiện thực, nhưng bằng vốn ngôn ngữ phong phú, cách diễn đạt tinh tế, hóm hỉnh mà bạn đọc yêu mến các trang văn của Tô Hoài. Năm 1952, Tô Hoài có dịp đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc, tại đây ông có dịp sống và gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số nên đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm. Tất cả những yếu tố đó cùng một tài năng tuyệt vời đã thôi thúc Tô Hoài viết tập "Truyện Tây Bắc", "Vợ chồng A Phủ" được rút từ tập truyện ấy.
Nhân vật Mị được giới thiệu từ giữa cuộc đời đi ra. Mở đầu, Tô Hoài đưa bạn đọc đến với thế giới của truyện cổ tích, tìm về miền núi xa xôi Tây Bắc. Dừng chân tại nhà thống lí Pá Tra giàu có nhất vùng là hình ảnh người thiếu phụ ngồi cạnh tảng đá, mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Lội ngược dòng trở về quá khứ, Mị là con gái nhà nông nghèo. Vì món nợ truyền kiếp mà số phận đưa đẩy Mị làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, sống một cuộc đời cùng cực, tăm tối, ngày cũng như đêm. Nhưng trái tim nhân đạo của Tô Hoài không cho phép nhân vật mà mình yêu mến, đồng cảm chết một cách tàn lụi, tội nghiệp. Ông vẫn đốt cháy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị. Như hòn than hồng âm ỉ cháy, chỉ chờ luồng gió mát thổi bùng lên. Và cuối cùng luồng gió ấy cũng đến - đêm tình mùa xuân.
Những đêm trên núi cao dài và buồn, Mị chỉ có bếp sưởi làm bạn, mỗi đêm Mị dậy thổi lửa không biết bao nhiêu lần, mặc cho có bị A Sử bắt gặp, đạp Mị ngã lăn ra nền cửa. Mị trở nên tê liệt về cả thể xác lẫn tinh thần. Dù có bị chà đạp, lăng nhục nhưng Mị vẫn dửng dưng, chẳng chút tức giận hay sợ hãi, bởi lẽ "Sống trong cái khổ, Mị quen rồi". Ngọn lửa đối với người con gái ấy đã không chỉ là công cụ sưởi ấm về da thịt, mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ ủ ấm tâm hồn Mị trong những tháng ngày đầy chai sạn. Nói theo cách lý giải của Tô Hoài, ấy là phần vô thức của con người "Ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô vọng của cuộc đời Mị. Dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo, không để sự vô vọng lùa đi đến tuyệt cùng"
Và khi ánh lửa bập bùng lên thì cũng là lúc Mị nhìn thấy gương mặt người nô lệ - A Phủ. Anh cũng là nạn nhân của thần quyền và cường quyền như Mị, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà cha con nhà thống lí đã trói đứng anh ở đây. Mọi sự thê thảm của anh, Mị đều chứng kiến hết. Thế nhưng sau từng ấy năm bị bào mòn, tâm hồn của người con gái ấy đã trở nên chai lì , đến chính bản thân mình còn thờ ơ, vô cảm thì nói gì đến những người xung quanh? Mị chẳng cần biết và cũng chẳng thèm đoái hoài đến mọi thứ "Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng ở đấy cũng thế thôi."
BẠN ĐANG ĐỌC
Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn Học
PoetryĐây là một số dẫn chứng tiêu cho văn nghị luận do mình sưu tầm về các nhân vật nổi tiếng như O Henrry, Bill Gate, Vincent Van Gogh, Newton, Nobell... Phần lí luận mình reup - chọn lọc - thay đổi/thêm lời văn của bản thân, chứ không hoàn toàn là do m...