Tuyển tập: Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ

2.4K 20 1
                                    

Lí luận văn học - HSG: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" (Andre Chenien) qua các tác phẩm của Nguyễn Du.

Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Thơ thường chú trọng đến cái đẹp, đến hình thức thể hiện mang dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Bởi thế không tự nhiên mà người xưa cho rằng "thi trung hữu họa", "thi trung hữu nhạc". Tuy nhiên, "thơ trước hết là cuộc đời, sau mới là nghệ thuật" (Bielinxki). Một bài thơ hay không chỉ có hình thức nghệ thuật đặc sắc mà quan trọng, phải là những tình cảm, những rung cảm mãnh liệt, chân thành của người nghệ sĩ: "Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ" (Andre Chenien).

Nhận định của Andre Chenien đã khẳng định đặc trưng của thi ca và vai trò của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. "Nghệ thuật" là yếu tố hình thức tạo nên nét đặc trưng cho bài thơ. Một bài thơ có giá trị phải có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo được làm nên từ tài năng thiên phú của người nghệ sĩ. Nhưng, "nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ" còn "trái tim mới làm nên thi sĩ". "Trái tim", đó là thế giới tâm hồn nhà thơ chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, những rung động trước cuộc đời... Chính thế giới tâm hồn ấy đã làm nên cái hồn thơ, là yếu tố không thể thiếu của một nghệ sĩ chân chính.

Thơ là một thể loại trữ tình có cấu trúc đặc biệt với mỗi câu thơ đều là sự sắp xếp ngôn ngữ một cách có dụng ý. Một câu thơ hay bao giờ cũng là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đa nghĩa, hàm súc với thanh nhịp, nhạc điệu; giữa cách hiệp vần, ngắt nhịp với phối thanh. Những yếu tố nghệ thuật góp phần làm tăng vẻ đẹp hình thức cho câu thơ, làm tăng sức âm vang, lan toả cho bài thơ.

Thơ là sự thổ lộ cảm xúc một cách mãnh liệt, nghĩa là trong thơ phải có tình. Nếu thơ chỉ vẻn vẹn những hình thức nghệ thuật hoa mĩ mà không có những rung cảm mãnh liệt từ trái tim người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc đời, thì những hình thức ấy dù đẹp, dù hấp dẫn đến đâu cũng chỉ làm nên bài thơ có xác mà không có hồn. Thơ phải là tiếng nói trữ tình, tiếng nói của cảm xúc, phải là thư kí trung thành của trái tim. Tâm hồn người nghệ sĩ mới là yếu tố quan trọng làm nên những câu thơ có tầm tư tưởng, những câu thơ có thể chạm đến cõi sâu kín nhất trong tâm hồn con người.

Andre Chenien đã nhấn mạnh đến những rung cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, một tác phẩm thực sự có giá trị đều phải là "một khám phá về nội dung, một phát minh về hình thức"(L.Lêônôp). Cái tài và cái tâm, "nghệ thuật" và "trái tim" đều là những nhân tố quan trọng để hình thành một tác phẩm thơ ca nổi tiếng và một nhà thơ vĩ đại. Trong hai yếu tố đó, cái tâm được coi là yếu tố cốt lõi để làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Và, điều đó đã được kết tụ đầy đủ trong con người đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Sinh ra và lớn lên trong những cái nôi văn hóa của đất nước cùng những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đã sớm hình thành ở Nguyễn Du tài năng thi ca và một trái tim đa sầu đa cảm. Ông đã trở thành nhà thơ lỗi lạc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Xét về hình thức thể hiện, Nguyễn Du được mệnh danh là ngòi bút thiên tài trong sáng tạo nghệ thuật. Cả thơ chữ Hán và chữ Nôm đều đạt đến độ chuẩn mực. Thơ chữ Hán thì sắc sảo, tinh luyện, thơ chữ Nôm thì xứng đáng là đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Trong thơ chữ Nôm nổi bật là kiệt tác "Truyện Kiều". Với "Truyện Kiều", nhà thơ đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Ta chú ý hơn cả đến nhân vật điển hình Mã Giám Sinh:

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ