NLVH: TỔNG HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THƯỜNG GẶP

1K 17 1
                                    

Sayy hi, lâu rồi mình mới quay lại up bài đâyy, dạo này bận quá tr. Mà lâu rồi không phải học văn nên tự dưng mất động lực á :((
Thoii thì nào lượt fl trang của mình lên đến 333 thì up tiếpp nhaa.

I. TÁC PHẨM VĂN HỌC.

1. Khái niệm.

- Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hay một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người và biểu hiện tâm tư, tĩnh cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng nghệ thuật.

- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

- Tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định. Nó mang tính lịch sử, đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

2. TÁC PHẨM VĂN HỌC LÀ MỘT HỆ THỐNG CHỈNH THỂ.

Tính chỉnh thể của tác phẩm văn học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học có quan hệ mật thiêt như tâm hồn và thể xác.

- Nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo được biểu hiện qua nhân vật.

- Hình thức: ngôn ngữ, kết cấu, thể loại.

3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC.

a. Nội dung của tác phẩm văn học.

* Khái niệm.

- Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là đánh giá - cảm xúc đối với cuộc sống đó.

- Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, được xuyên suốt bằng vòng tư tưởng của tác giả. (Gulaiép)

* CÁC KHÁI NIỆM THUỘC VỀ NỘI DUNG.

- Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Ví dụ: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố viết về đề tài người nông dân.

- Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm.

Ví dụ: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ siêu cao thuế nặng của bọn thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào, quan lại.

Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề.

- Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm.

Ví dụ: "Tắt đèn" thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của Ngô Tất Tố. Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ.

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ