Văn 12: Việt Bắc

2K 29 3
                                    


🌱 I. MỞ BÀI:

"Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này cũng đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thi sĩ viết nên những tác phẩm bất hủ, mang tầm vóc lịch sử, mang giá trị thời đại sâu sắc. "Việt Bắc" của Tố Hữu cũng được thai nghén trong bối cảnh hào hùng của thắng lợi này. Tố Hữu – cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ ông thể hiện lí tưởng, lẽ sống của con người Việt Nam hiện đại, nhưng vẫn thấm đẫm chất dân tộc, truyền thống. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, một thi phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ vừa là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa là khúc tình ca nghĩa tình Cách mạng Việt Nam.

🌱 II. THÂN BÀI:

1. 𝑪𝒂́𝒄𝒉 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒅𝒂̆́𝒕, 𝒌𝒉𝒂́𝒊 𝒒𝒖𝒂́𝒕:

Tố Hữu được biết đến là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc và giàu tính dân tộc, là biểu hiện của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Chính vì vậy mà đọc các tác phẩm thơ của Tố Hữu người đọc có thể thấy được những dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Nói về các tác phẩm thơ Tố Hữu có người đã ví nó như một thước phim quay chậm những trang sử vẻ vang của dân tộc.

"Việt Bắc" được sáng tác vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi. Đây là lúc mà các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc trở về Hà Nội. Tố Hữu đã tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người cán bộ với nhân dân Việt Bắc sau thời gian dài sống, chiến đấu và gắn bó cùng nhau trải qua mọi gian khổ.

Đã nhiều lần ta bắt gặp trong văn chương cuộc chia tay đầy luyến lưu, bịn rịn. Lần Thúy Kiều tiễn Thúc Sinh "muôn dặm một mình xa xôi" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du để lại lòng người nỗi xót xa, day dứt. Cuộc "tống biệt" trong khúc "Tống biệt hành" của Thâm Tâm gợi nỗi buồn man mác và sự quyết tâm trong tim chàng thanh niên ra đi tìm lí tưởng cuộc sống. Chia tay với người đi, kẻ ở đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ xưa nay.

"Việt Bắc" cũng tái hiện lại một cuộc chia tay. Đây là cuộc biệt li giữa những người đã từng gắn bó "mười lăm năm ấy", nay cùng ôn lại những kỉ niệm thời kháng chiến, khẳng định đạo lí sống ân nghĩa, ân tình, cùng hướng về tương lại. Diễn biến tâm trạng của kẻ ở, người đi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, có lời hỏi, lời đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.

Chuyện ân tình Cách mạng đã được Tố Hữu thể hiện thật khéo léo như chuyện tình yêu, đôi lứa. Hỏi và đáp ở đây chỉ là một thủ pháp nghệ thuật để khơi gợi, bộc lộ tâm tư, tình cảm của tác giả, của những người kháng chiến.

2. 𝑪𝒂̉𝒎 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒖̛̀𝒏𝒈 đ𝒐𝒂̣𝒏 𝒕𝒉𝒐̛ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒃𝒂̀𝒊 𝒕𝒉𝒐̛ 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑩𝒂̆́𝒄:

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn HọcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ