PHÂN TÍCH NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI TẠI TOÀ ÁN HUYỆN
Bài làm:
Cuộc sống xung quanh chúng ta luôn hiện hữu những gam màu sáng tối khác nhau, dưới "muôn hình vạn trạng" đòi hỏi con người, đặc biệt là người nghệ sĩ phải soi chiếu, khúc xạ cuộc đời qua lăng kính đa chiều. Chúng ta có thể say mê trước vẻ đẹp của trần thế nhưng không bao giờ được quên lãng những mặt tối, đắng cay của cuộc đời. Nhà văn Nguyễn Minh Châu- được mệnh danh là vị "khai quốc công thần" của triều đại mới văn học Việt Nam đã có những quan niệm sâu sắc và mới mẻ qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa". Đặc biệt, ông đã thành công khắc họa hình ảnh nhân vật người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện từ đó làm nổi bật lên thông điệp , tư tưởng của tác phẩm cũng như bộc lộ tình cảm nhân đạo của mình khi đi tìm tòi, khám phá những "mảnh đời chắp vá": "Người đàn bà bỗng chép miệng...chúng nó được ăn no".Nguyễn Minh Châu là nhà văn "mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam sau năm 1975" (Nguyên Ngọc), ông đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình viết nên tuyệt phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa". Tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Được viết vào tháng 8/1983, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là khi kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc, hai miền Nam-Bắc sum họp một nhà, đất nước đã hoàn toàn thống nhất trong nền độc lập. Một xã hội hòa bình mở ra cũng mang theo những vấn đề về cuộc sống mà thời chiến chưa từng được nghĩ tới, làm con người không khỏi băn khoăn. Tác phẩm ra đời như sự tất yếu, khách quan, văn học phải đổi mới do tác động của kinh tế, chính trị và xã hội. Truyện ngắn ban đầu được in trong tập " Bến quê" (1985) sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn in 1987. Tác phẩm được viết theo hướng đổi mới với vấn đề xã hội được đặt ra là tệ nạn bạo lực gia đình, một vấn đề thời bấy giờ ít được người ta quan tâm, chú ý. Đồng thời rút ra thông điệp sâu sắc về cách nhìn cuộc đời và mối quan hệ biện chứng giữa cuộc đời và nghệ thuật. Là nhà văn với khát vọng "đi tìm hạt ngọc ẩn ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm tinh thần nhân đạo qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, đặc biệt là vẻ đẹp của chị trong đoạn trích ở tòa án huyện.
Đầu tác phẩm, người đàn bà hiện lên với vẻ ngoài xấu xí như là kết quả của cuộc sống lam lũ, khổ cực. Tuổi ngoài bốn mươi, mặt rỗ do di chứng bệnh đậu mùa để lại, áo quần bạc phếch, rách rưới được mặc lên thân hình thô kệch của người đàn bà miền biển càng tô đậm nên cuộc sống mưu sinh vất vả lúc bấy giờ. Chị còn là người có số phận bất hạnh khi hòa bình đã được lập lại trên mảnh đất quê hương. Gia đình chị đã nghèo lại đông con, quanh năm suốt tháng không đóng nổi một cái thuyền lớn hơn và có những tháng phải ăn xương rồng ròng rã cho qua cơn đói. Người đàn bà còn là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" của gã chồng vũ phu. Thế nhưng chị vẫn cam chịu, không khóc lóc van xin. Người đàn bà có cuộc sống mới bất hạnh làm sao!
"Nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy", tuy người đàn bà có cuộc sống khổ cực nhưng nhà văn đã thành công khi đào sâu tìm kiếm vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà thất học thông qua câu chuyện ở tòa án huyện. Ban đầu, người đàn bà tỏ ra rụt rè, e ngại, chỉ xưng: "con-quý tòa" nhưng sau đó chuyển thành "tôi-các chú", từ đó ta thấy rõ được sự sắc sảo ở chị.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn Học
PoetryĐây là một số dẫn chứng tiêu cho văn nghị luận do mình sưu tầm về các nhân vật nổi tiếng như O Henrry, Bill Gate, Vincent Van Gogh, Newton, Nobell... Phần lí luận mình reup - chọn lọc - thay đổi/thêm lời văn của bản thân, chứ không hoàn toàn là do m...