#10 Những ngày thương nhớ (2)

2.5K 191 24
                                    


 Tiếng củi lửa lách tách vang lên giữa buổi tối đêm muộn. Trong phòng bếp tối đen, chỉ có ánh sáng từ ngọn lửa le lói hắt lên khuôn mặt tiều tụy của người sản phu. Em dùng đôi bàn tay lạnh như băng của mình mở nắp nồi nước đang sôi sùng sục rồi từ từ rót vào phích nước, cẩn thận để ra một góc đợi ngày mai thầy Thắng tranh thủ ghé qua nhà để mang lên bệnh viện cho anh Hoài. Xong xuôi, Thất vịn cạnh bàn, khó khăn đứng dậy đi vào trong phòng ngủ chuẩn bị đồ đạc để mai ra phiên chợ sớm xem có cái gì rẻ rẻ ngon ngon mua về nấu cơm cho cả nhà không.

Đã sắp một tháng từ cái ngày Hoài nhập viện vì chấn thương ở đầu, ngày đó sau khi Thất tỉnh giấc ở trước hiên nhà thì cũng vừa kịp lúc thầy Thắng về báo tin mừng rằng anh Hoài đã tai qua nạn khỏi, tuy vậy nhưng cơ thể anh vẫn chưa hồi phục nên đến giờ, tuy đã gần một tháng nhưng anh vẫn chẳng chịu tỉnh lại, bà nội càng ngày càng yếu, từ cái đợt bà ngất xỉu bà vẫn phải nằm viện truyền nước suốt, hôm trước bu đưa bà về nhà thay quần áo tắm rửa xong bà lại kêu mệt, thế là bu lại cuống lên đưa bà vào trạm xá lần nữa. Thằng Sơn, cái nhã cũng chỉ ở lại được 1 tuần đầu, sau tụi nó cũng có công việc trên phố,Sơn thì phải trở lại trường để tiếp tục học, vì thế mà thầy bu cũng tất bật hơn hẳn, mọi người chia nhau ra chăm sóc người ốm thành ra nhà cửa để cho Thất quản lý, dọn dẹp hết cả, cứ buổi trưa, sau khi đưa cơm cho bà nội thì Thất lại lặn lội ngồi từ xe bò, xong đi qua con đò bắc qua sông, rồi lại tiếp tục đi nhờ xe kéo thì mới đến thành phố, sau đó em mới có thể bắt xe ôm để di chuyển tới viện. Mỗi lần như vậy em Lúa trong bụng lại biểu tình mà giãy đành đạnh khiến em đau bụng lắm, nhưng vì tiết kiệm được vài đồng để đóng viện phí cho anh Hoài nên em đành phải cố nhịn, được đồng nào hay đồng ấy.

Mỗi lần đưa cơm em lại tranh thủ vào nói chuyện cùng Hoài, tâm sự hết những điều mà hôm qua em trải qua, cũng nói cho anh biết rằng con hôm nay lớn đến chừng nào, khỏe ra sao, nghịch ngợm thầy nó thế nào, em mỗi lần đều nói rất nhiều, nhưng tóm gọn lại là vẫn chỉ mong anh có thể khỏe mạnh, bình an mà tỉnh lại với cả nhà...

Ngủ gà ngủ gật đến độ 3-4 giờ sáng thì Thất bừng tỉnh như một thói quen, bây giờ bắt đầu vào Xuân, mùa trồng trọt cho vụ lúa mới, cũng là mùa để gieo trồng bắt đầu một mùa màng bội thu, mọi người độ này cứ sáng sớm là lại lục đục chuẩn bị đi ra ngoài đồng để làm việc rồi.

Trời mùa Xuân tuy ấm hơn được một chút nhưng vẫn lạnh thấu xương, sáng nào tỉnh dậy Thất cũng bị cái giá rét của nước giếng làm cho tỉnh ngủ, sau đó em bắt đầu vào bếp, lôi vài củ khoai củ sắn ủ từ dưới đống rơm rạ trên bếp ra ăn để có sức ra đồng. Em biết bản thân mình không trồng được mấy mét lúa nên không đi đăng kí với ủy ban mà chỉ xin người trong làng cho chân phụ giúp, mỗi ngày làm được bao nhiêu sào thì trả công bấy nhiêu...

Ăn vội củ khoai lót dạ, Thất lục đục ưỡn bụng đi vào trong nhà, lấy từ trên kệ tủ ra mảnh vải thổ cẩm sặc sỡ, vậy nhưng em vẫn cứ đứng tần ngần mãi trước mảnh vải ấy, sau rồi Thất đành thở dài cuốn mảnh vải quanh chiếc bụng bầu đã căng tròn của mình rồi siết thật chặt. Chiếc bụng vốn to tròn rủ xuống giờ đây được căng chặt nhỏ hơn hẳn, trông như bụng bầu 6 tháng,không những thế còn chắc chắn không rung lắc mỗi lần em di chuyển mạnh. Tuy vậy nhưng cả Thất và em Lúa đều rất ghét miếng vải này, mỗi lần thầy Thất cuốn vào là em bé lại đạp mạnh thể hiện sự phản đối khiến thầy đau điếng phài quỳ xuống trước giường thở dốc, nước mắt dàn dụa vì đau thì em mới nhẹ nhàng hơn. Hôm nay cũng vậy,sau khi ổn định được hơi thở, Thất hít một hơi thật sâu, vỗ nhẹ vào bụng mình để trấn an em bé bên trong.

Nhà tôi lại ôm bụng ra ruộng cày rồiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ