Chương 67

602 31 2
                                    

Sau mấy lần hóa trị, tóc Kiều Vi mỏng và dễ rụng hơn trước, tóc cũng từ màu đen chuyển sang màu nâu nhạt như vào thuốc nhuộm.

Thật ra Hoắc Hào Chi chưa từng hầu hạ ai như vậy, anh sợ làm Kiều Vi đau, càng sợ làm tóc cô rụng, cho nên làm việc nhẹ nhàng như nâng niu món đồ bằng sứ.

Hơi nóng luồn qua tóc thổi tới vành tay, tiếng máy kêu đều đều, Kiều Vi cúi đầu, mơ màng thiếp đi.

Anh lặng lẽ cất những sợi tóc quấn quanh tay vào túi áo.

Vào đêm xuân, ánh trăng nhu hòa như màn sương mờ ảo, cành mộc lan dưới lầu cuối cùng cũng ra nụ, bầu không khí yên tĩnh dịu dàng.

...

Sang năm, viện bảo tàng vẫn gọi điện tới, lời nói chân thành tha thiết. Kiều Vi nghĩ tới nghĩ lui, quyết định cho họ mượn bản thảo mở triển lãm, dù gì mấy thứ đó cứ cất trong rương của cô cũng lãng phí.

Bệnh viện bắt đầu xen kẽ xạ trị trong thời gian hóa trị, đợt trị liệu này vừa kết thúc, mấy ngày liền Kiều Vi rất mệt mỏi, đi đường vô cùng khó khăn, Hoắc Hào Chi vốn định đi thay một chuyến nhưng lại không có cách nào lay chuyển được cô, cuối cùng chỉ đành lái xe đưa cô về chung cư của mình.

Trong cuộc trò chuyện đầu tiên, thái độ của đối phương khiến Kiều Vi không khỏi nghi ngờ. Ngay cả cô cũng không biết tung tích của ba mình nhưng lại có người biết.

Dù có phải bản thân nghĩ nhiều hay không, cô vẫn cảm thấy mình nên hỏi thử.

Trước giờ tới chỗ hẹn với đối phương, Kiều Vi sửa soạn lại đồ đạc.

Cô cúi đầu, lông mi rũ xuống, mái tóc mềm mại xõa sau vai, gương mặt tái nhợt, cánh môi cũng không một giọt máu y hệt món đồ sứ dễ vỡ, thậm chí không dám nhìn cô, sợ làm cô tan vỡ.

Di chứng hóa trị khiến Kiều Vi rất buồn ngủ, cô hận giây tiếp theo không thể trực tiếp nằm bò lên bàn ngủ một giấc, nhưng đồ còn chưa sắp xếp xong, cô vẫn cố gắng mở to mắt, có điều hành động thì càng ngày càng chậm.

Thấy cô nghiêm túc, Hoắc Hào Chi vừa thấy chua xót vừa khó chịu.

Kiều Vi lưu giữ tất cả món đồ ba mình để lại, chờ ông trở về, nhưng cô lại không biết kỳ vọng này cả đời đều không thể thực hiện.

Người từ viện bảo tàng tới, đeo găng tay trắng, niêm phong từng món đồ Kiều Vi cho mượn.

Trong đó có một nhân viên phụ trách việc kiểm kê, vừa vỗ về nhạc phổ vừa nghiêm túc kiến nghị: "Cô Kiều, mấy thứ này rất quý giá, mực nước cũng phai rồi, sau này cô nên cất trong môi trường chân không..."

Kiều Vi giật mình, gật đầu đồng ý.

Trong số những văn kiện này, ngoại trừ nhạc phổ của chính ba Kiều Vi sáng tác thì có một quyển rất dày, là nhạc phổ ông mượn của người khác cho con gái tập luyện, từng bài đều hợp với từng giai đoạn trong đời cô.

Kiều Vi chơi đàn từ bé đến mười mấy tuổi, bìa nhạc phổ màu lam đã cũ sờn, dù bảo quản tốt đến đâu thì các góc cũng không khỏi bị mài mòn.

Tiểu tường vi- Tiểu Hồng HạnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ