Appendix V: Vấn đề tôn giáo và bối cảnh xã hội trong Khóc Cửu Trùng Thiên

47 0 0
                                    

Appendix 5
May 31, 2023

Appendix V: Vấn đề tôn giáo và bối cảnh xã hội trong "Khóc Cửu Trùng Thiên"

+ Tôn giáo: Phật giáo ( cả Nam tông và Bắc tông ) song song tồn tại với các tín ngưỡng dân gian khác ( đạo Mẫu, Đức Thánh Trần, thờ cúng tổ tiên, các anhhùng thần vật địa phương... )
+ Bối cảnh xã hội: chế độ phong kiến tập quyền quân chủ, chịu ảnh hưởng Tam giáo Trung Hoa, và vị trí địa chính trị độc đáo tại Đông Nam Á.
+ Ngôn ngữ: phức tạp. Tiếng Việt vừa có sức mạnh nội hàm, lại vừa có sự giao thoa giữa hai nền văn minh lớn của phương Đông là Trung Hoa và Ấn Độ với các nền văn minh bản địa Nam Á ( Malaya ) khác. Sau khi trải qua quá trình thực dân muộn và ngắn ngủi, lại hấp thụ các tiến bộ phương Tây phù hợp với đặc tính dân tộc, và tự tách mình khỏi nhóm 4 nước đồng văn ( Trung, Nhật, Hàn, Việt) khi tự xây dựng cho mình một hệ thống ký âm Latinh ( mà không còn sử dụng chữ Hán trong các văn bản hành chính ).

Diễn giải: Quá trình hình thành ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của việc di dân (migration ). Tộc Bách Việt và quá khứ chung sống cộng cư với người Hán ở đồng bằng Hoa Hạ, phía nam sông Trường Giang. Cùng với việc di cư đến vùng đất mới ở bán đảo Đông Dương, người Lạc Việt và tiếng Việt có sự giao lưu với văn hoá Môn-Khmer.
Mối quan hệ xung đột chính trị với các tập đoàn phong kiến Trung Hoa trong gần một thiên niên kỷ hầu như không để lại nhiều dấu ấn trong tiếng Việt. Các văn bản hành chính sử dụng chữ Hán nhưng trong giao tiếp sinh hoạt, người dân sử dụng tiếng Việt ( chữ Nôm ). Ngữ pháp tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ nhóm ngữ hệ Môn-Khmer và Malaya nhiều hơn là ngữ pháp chữ Hán. ( Nói cách khác, ngữ pháp tiếng Việt đã học tập và phát triển cùng với nhóm ngôn ngữ của anh em láng giềng gần gũi, cùng chung sống trong một cộng đồng một cách tự nhiên không gượng ép, hơn là chịu ảnh hưởng của thứ tiếng của người chinh phục ( conquer) vốn là các quan thái thú được sai phái từ mẫu quốc, đến để điều hành/ quản lý các quan chức người Việt địa phương. Tâm lý chống đối, bất hợp tác, "bằng mặt không bằng lòng" của người Việt đối với nhà cai trị ngoại bang vốn đã có từ xa xưa. Quá trình Hán hoá người Việt nhìn chung không mấy hiệu quả, nếu so sánh với những chính sách hà khắc mà nhà cầm quyền người Hán đã làm với người Hàn trên bán đảo Triều Tiên ). Đến TK 19 AD, quá trình thực dân muộn và ngắn ngủi đã để lại di sản chữ Quốc ngữ, tuy vậy Cơ Đốc giáo vẫn chưa trở thành số đông, vẫn chưa trở thành lực lượng áp đảo trong dân số.

+ Phật giáo trong văn hóa người Việt: mang hình thái độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á.

Sau khi Đức Phật tạ thế, Phật giáo Nguyên Thủy ( Theravada ) đã chia thành 3 bộ phái lớn và hoàn toàn độc lập với nhau: Bắc Tông ( Trung, Hàn, Nhật, Việt ), Nam Tông ( Sri Lanka, Myanmar, Thái, Lào, Cambodia ) và Mật Tông ( Tây Tạng, Nepal, Bhutan ).
Hiếm có nơi nào trên thế giới, 2 nhánh của Phật giáo lại tụ hội về trong 1 lãnh thổ như ở Việt Nam, vì một lịch sử lâu đời và phức tạp của thực thể mang tên Việt Nam.
Ngày nay, trong sách giáo khoa lịch sử, học sinh vẫn còn nhầm lẫn với cụm từ "1000 năm đất nước bị đô hộ bởi giặc Tàu". Vậy "đất nước" ở đây là thực thể như nào ? Có giống như bây giờ ? Từ đỉnh Hà Giang tới mũi Cà Mau ?
Xin thưa: khi nhìn vào lịch sử thế giới, ta rõ ràng thấy được một thực tế phũ phàng là vạn vật trên đời đều biến đổi theo thời gian, không có thực thể nào là tĩnh hoàn toàn, không có gì là bất di bất dịch, ngay cả là đường biên giới. Mỗi một giây một phút trôi qua, mỗi tế bào trên cơ thể tôi và bạn đã thay đổi, tôi và bạn đã trở thành một "người khác" với người của một phút trước.
Như vậy, "1000 năm đất nước bị đô hộ bởi giặc Tàu" được hiểu là quãng thời gian gián đoạn giữa các triều đại Việt Nam bị mất đi quyền kiểm soát chính trị quân sự, phải chịu sự lệ thuộc vào thế lực ngoại bang ( ở đây là vị quân chủ đang cai trị Trung Hoa ); và đất nước, nên hiểu là một thực thể động, đã thay đổi quy mô lãnh thổ theo từng giai đoạn. Nhìn chung, từ lúc Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền thành lập một nhà nước hoàn chỉnh đầu tiên, cho đến nhà hậu Lê giành được độc lập, lãnh thổ nước Việt chủ yếu gồm vùng đồng bằng sông Hồng, đã mở rộng về phía Nam đến châu Ô châu Lý của nước Champa.
Do đó, người vùng đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn không chia sẻ một chút ký ức nào về "1000 năm" đó.
Cho dù ông cha họ đã theo chân các chúa Nguyễn về phương Nam lập nghiệp, thì quá khứ đó, nỗi đau đó, mối thù đó ( nếu có ) đã trở nên phai nhạt, thứ yếu, ít có tính đe dọa.
Ngược lại, gần một thiên niên kỷ, người Hán đặt ách thống trị lên cư dân đồng bằng sông Hồng. Mối thù đó vẫn còn, vẫn âm ỉ. Thái độ người dân với triều đình Trung Hoa là một chuyện "chẳng đặng đừng". Một mặt hợp tác, một mặt dè chừng.
Đi cùng với kẻ chinh phục là tôn giáo của kẻ chinh phục. Điều ngạc nhiên là, đó không phải tôn giáo hay ý thức hệ bản địa như Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo của vùng đất Trung Nguyên. Mà là Phật giáo Bắc tông xuất xứ từ Bắc Ấn, đã tiêm nhiễm ý chí của nhà cầm quyền Trung Hoa khi pha trộn thêm Tam giáo ở những điều khoản diễn giải sao cho có lợi cho nhà vua.
*

Các chính sách cai trị/ đô hộ tùy theo thời cuộc và tình trạng quyền lực song phương mà khi thì khoan nhượng, khi thì khắt khe. Nhìn chung, Nho giáo và Phật giáo từ sau thời Minh Thái Tổ ( Chu Nguyên Chương ) đã trở nên "phản động", trở thành công cụ đắc lực của giai cấp cầm quyền. Các tăng lữ đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, thậm chí vô cùng quyền lực.

Nhánh Phật giáo Tịnh Độ Tông ra đời, cùng với sự sáng tạo đức tin độc thần, về vị Phật tương lai chưa giáng thế.
Các sách truyện về tiểu sử nhà sư Trần Huyền Trang được viết lại, sao cho hình ảnh về vị quân chủ sùng đạo, yêu chuộng hoà bình được đánh bóng.
Vd: Truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Trên thực tế, tộc họ Trần của sư Trần Huyền Trang là một dòng họ lớn nhiều đời làm quan, giá trị tài sản tương đương với hình thái một doanh nghiệp kiểu chaebol bây giờ, quyền lực ( kinh tế ) ngang ngửa với hoàng tộc.
Sư có được bối cảnh hậu thuẫn rất lớn từ dòng tộc để Tây du trong nhiều năm trời ở xứ Ấn.
Bất chấp sự phản đối và các điều luật chế tài chuyện xin visa Trung- Ấn của nhà vua, sư vẫn đi. ( Phú quý sinh lễ nghĩa, nhà mình giàu quá rồi thì càng quan tâm đến các giá trị tinh thần, tìm tòi học hỏi cái mới. Không bằng lòng với cái nhiễu nhương hiện có. )
Và sau khi đã đặt được những thành tựu được người dân công nhận ( dịch sách, truyền giáo..) , sư được nhà vua mời nắm giữ vai trò danh dự về mặt tôn giáo, góp phần củng cố ngôi vua.

./

[ Duyên gái ] Khóc Cửu Trùng Thiên - Tấm Cám chuyện không ai dám kểNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ