Chapter 1737. Liệu có thể chịu đựng được hay không? (2)
Huyền Tông nhìn vào người đang ngồi trước mặt với đôi mắt trũng sâu xuống.
Một nam nhân với nước da nhợt nhạt, khoác trên mình là bộ bạch phục của Hoa Sơn.
Khoảnh khắc nhìn hình ảnh thuần khiết trái ngược hoàn toàn với nơi vực thẳm tăm tối, Huyền Tông lại nghĩ đến từ "cổ kính". Từ này có nhiều ý nghĩa.
Một màu trắng đã ố vàng.
Và một thứ gì đó nguy kịch đến mức có thể đổ vỡ ngay lúc nào, và nó rõ ràng đến nỗi không thể tùy tiện động vào được.
'Hạc..'Tiên Hạc (仙鶴).
Huyền Tông cho rằng, sở dĩ các vị tổ sư dùng hạc để làm biểu tượng cho đạo giáo không chỉ vì vẻ đẹp của nó. Đạo là như vậy. Là điều đúng đắn nhất mà con người nên làm theo. Nhưng cũng chính vì thế mà con người khó mà theo được.
Cuộc sống của một đạo sĩ đi trên tiên đạo chẳng khác gì con hạc đang giữ vững tư thế của mình trên đôi chân gầy gò đó cả.
Nhưng con người không phải hạc. Ánh mắt của một con hạc nhìn thấy thế gian trên mặt nước có lẽ vẫn bình an hơn so với đôi mắt của con người khi nhìn vào thế gian, còn con người thì phải chịu đựng không ít đau khổ.
Bởi vậy, đạo là điều tốt đẹp nhất, nhưng đồng thời cũng là điều tồi tệ nhất.Lòng tốt là biểu hiện của sự cao cả nhất, đồng thời cũng là sự trừng phạt tàn khốc nhất.
Chưởng Môn Nhân và rồi đến Thái Thượng Chưởng Môn Nhân của Đại Hoa Sơn Phái.
Huyền Tông đã sống một đời sống như một đạo sĩ chân chính mà không ai có thể phủ nhận được.
Nhưng liệu ông ta đã thực sự đi trên tiên đạo hay chưa?
Phật Gia có nói, đời là bể khổ, sống là khổ hạnh.
Nho Gia thì nói, thế giới vốn hỗn loạn, sống là để lặp lại trật tự của nó.Vậy rốt cuộc đạo là gì?
Nếu những gì xảy ra đều là tự nhiên, liệu tất cả thống khổ mà Bạch Thiên đang phải chịu đựng cũng là tự nhiên hay không? Và tiếp nhận nỗi thống khổ ấy chính là đang đi theo tiên đạo?
Nếu thực sự là vậy thì..
Cuộc đời của một đạo sĩ tồn tại để làm gì vậy?
Đến cả Huyền Tông cũng không thể hiểu nổi, vậy ông ta có phải là một đạo sĩ chân chính hay không.
"Đệ tử Bạch Thiên."
Huyền Tông không có đủ tự tin.."Có chuyện muốn hỏi."
Để đưa ra câu trả lời đúng đắn cho người đang nhìn ông ta bằng ánh mắt trong suốt ở trước mặt.
"Chưởng Môn Nhân đã trục xuất đệ tử sao ạ?"
Người ra lệnh là Huyền Tông. Nhưng Vân Nham ngồi bên cạnh lại gật đầu. Bạch Thiên đề cập đến Chưởng Môn Nhân chứ không phải Huyền Tông. Điều đó có nghĩa là ý muốn của Huyền Tông chỉ là ý muốn cá nhân, ý muốn của Chưởng Môn Nhân mới thật sự là ý muốn của Hoa Sơn.
Vậy nên Bạch Thiên mới muốn hỏi, đây có phải thực sự là ý muốn của Hoa Sơn hay không.
"Đúng vậy."
Huyền Tông gật đầu.Ông ta đã lạm quyền, thậm chí là cứng đầu. Nhưng Huyền Tông nghĩ.
Việc này là sai sao?
Đạo gia đã nói chỉ cần làm theo những gì con tim mách bảo.
Ngay cả khi mọi luật pháp và chuẩn mực đều hét lên rằng việc làm của ông ta là sai, liệu có cách nào để phủ nhận tâm tư của của ông ta hay không?
"Không phải vậy."
Bạch Thiên phủ nhận.
"Đó là ý muốn của Thái Thượng Chưởng Môn Nhân, không phải ý muốn của Hoa Sơn."Huyền Tông nheo mắt.
"Thái Thượng Chưởng Môn Nhân là người truyền đạt chính xác nhất ý muốn của Hoa Sơn, không ai có thể phủ nhận được điều đó. Cả đệ tử Hoa Sơn hay những người không phải là đệ tử Hoa Sơn đều như vậy."
Bạch Thiên nhìn Huyền Tông với đôi mắt trong suốt.
"Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi ý muốn của Thái Thượng Chưởng Môn Nhân đều giống với ý muốn của Hoa Sơn."
".."
Vẻ buồn bã bất lực hiện lên trên gương mặt Huyền Tông.
BẠN ĐANG ĐỌC
Hoa sơn tái khởi( 1721-...)
AcciónĐệ tử đời thứ 13 của Đại Hoa Sơn Phái, Mai Hoa Kiếm Tôn - Chong Myung, người đã liều mình cùng chết với Thiên Ma, kết thúc một thời đại đen tối của võ lâm trung nguyên. Chuyển sinh sau 100 năm với một thân xác nhỏ bé, Chong Myung nhận ra rằng Hoa Sơ...