CHƯƠNG 35: BA THÁNG

648 14 0
                                    


Tuyết ngoài vườn tan hết, đất đai khoe ra những thớ mềm màu mỡ

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Tuyết ngoài vườn tan hết, đất đai khoe ra những thớ mềm màu mỡ. Nguyệt Sắc ngồi thêu hoa bên cửa sổ, lòng cảm khái, mới sang xuân chưa được bao lâu mà gió đã bớt hẳn hơi giá rồi.

Thái Nghiên ẵm Doãn Khác đi qua đi lại trong phòng, trêu đùa cho cậu bé vui. Mùa xuân đã đến, nàng có thể bế con ra ngoài chơi. Doãn Khác sinh vào mùa đông, tới giờ vẫn chưa có dịp ngắm không gian bao la cùng trời xanh mây trắng.

Nguyệt Mặc và Nguyệt Mi đon đả đưa Ngọc An cô cô vào phòng. Tuy Thái Nghiên đã dọn ra khỏi cung, chuyển về biệt viện vương phủ, Ngọc An cô cô vẫn thường xuyên ghé qua thăm hỏi, đem theo quà tặng và những lời dặn dò của lão tổ tông.

Ngọc An cô cô rảo bước lại ôm lấy Doãn Khác, đùa giỡn mãi với cậu bé, "Bé Doãn Khác sắp ba tháng tuổi rồi, càng ngày trông càng xinh xẻo, ngoan quá đi! Cách cách, nhìn này, cậu bé còn cười với ta nữa." Bởi vì tận mắt chứng kiến cậu bé ra đời, rồi liên tục quan tâm săn sóc, Ngọc An rất yêu mến và gần gũi Doãn Khác.

Đám cung nữ theo hầu bưng vào mấy mâm lớn phủ khăn đỏ, bên trong đều là đồ dùng cho trẻ con do lão tổ tông ban thưởng. Thái Nghiên cầm lấy chiếc áo ngoài màu đỏ nhỏ xíu xem xét kỹ càng, cắt may khéo léo, kiểu dáng y hệt như của người lớn nhưng kích cỡ xinh xinh, trông rất đáng yêu.

Ngọc An đưa đứa bé cho ma ma, mở lớp vải đỏ ra, chỉ cho Thái Nghiên từng mâm đồ một, áo bào đỏ là lão tổ tông nhờ cao tăng cầu phúc, nàng vạch vạt áo ra, thấy bên trong giắt một túi nhỏ bằng vải mịn. "Đây là túi đựng do lão tổ tông đích thân may, trong đựng bùa bình an do cao tăng tự tay viết, lúc ba tháng tuổi thì để cho bé Doãn Khác của chúng ta mặc vào, bảo đảm phú quý bình an, sống lâu trăm tuổi!"

Thái Nghiên vuốt ve mặt vải mịn màng, mắt cay cay. Việc lão tổ tông quan tâm đến Doãn Khác khiến nàng cảm kích hơn bất cứ điều gì, còn biết ơn hơn cả khi lão tổ tông lo lắng cho nàng nữa.

Ngọc An cô cô cũng thấy sống mũi cay cay. Mấy hôm nữa Duẫn Nhi sẽ lâm bồn, Khánh vương phủ bận rộn đến mức nháo nhào cả lên, còn ai có thì giờ quan tâm đến lễ ba tháng tuổi của Doãn Khác? Bà đã ngoại tứ tuần, kinh lịch từng trải, làm sao không biết lời đồn về thân thế của Doãn Khác sớm đã xôn xao khắp giới quý tộc? Thế Huân vương gia không nói ra miệng, nhưng cư xử hết sức lãnh đạm với đứa bé này. Cũng vì thế mà lão tổ tông rất đau lòng, có ý muốn biện minh giùm cách cách, nhưng mà, những lời đồn không thể biến mất chỉ vì một ý chỉ của lão tổ tông. Trước mặt không nói, sau lưng thì sao? Càng giải thích càng gây thêm ngờ vực. Nếu không thẹn với lòng thì cố gắng phân bua để làm gì? Như thế có khi chứng tỏ lời đồn đoán mới là sự thật. Hai nữa, ai quen với Thế Huân cũng đều biết rõ tính khí của y, một khi trong lòng y quả quyết điều gì, sẽ không nghe bất kỳ ai khuyên nhủ.

Phù Dung ĐơnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ