Sở hữu Ngọa Long - Phượng Sồ, sao Lưu Bị vẫn "tuột tay" thiên hạ?

120 1 0
                                    

"Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai có thể an thiên hạ" là câu nói nổi tiếng thời Tam Quốc. Lưu Bị "kiêm đắc Long Phượng", song thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán.

Bộ tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng và Bàng Thống là hai mưu sĩ hàng đầu, mệnh danh "Long Phượng".

Ẩn sĩ thời Tam Quốc Tư Mã Huy từng tán dương hai người - "Ngọa Long (Gia Cát Lượng) - Phượng Sồ (Bàng Thống), được một trong hai người, có thể an định thiên hạ".

Như vậy, Lưu Bị một tay sở hữu "cả Long lẫn Phượng", cớ sao thiên hạ vẫn tuột khỏi tay Thục Hán?

Tam Quốc tứ đại danh sĩ

Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" tồn tại một mối quan hệ liên đới "không bình thường" giữa 4 vị danh sĩ: Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Bốn nhân vật này được đánh giá là "có phần giống như bạn đồng môn", nhưng sự đồng điệu của họ được cho là chỉ giới hạn trong phạm vi tư tưởng triết học: từ Pháp gia đến Nho gia, cho tới Pháp - Nho kết hợp.

Cùng là những bậc kỳ tài, nhưng giữa họ lại có sự so sánh chênh lệch rõ rệt.

Thứ nhất là phạm trù thời gian. Một số nghiên cứu bình luận rằng, tiêu chuẩn của "cao nhân" là khả năng nhìn xa trông rộng, điềm tĩnh, không vội vàng "lạc vào hồng trần".

Theo đó, thứ tự "xuất sơn" của 4 nhân vật trên lần lượt là Trình Dục, Từ Thứ, Gia Cát Lượng.

Bàng Thống là người có xuất phát điểm muộn nhất.

Thứ hai là phạm trù không gian. Cũng theo đánh giá trên, tiêu chuẩn so sánh chính là năng lực quản lý dựa trên phạm vi. Vì vậy mới có cách nói: nhân tài mười dặm, trăm dặm, nghìn dặm.

Chiến công "đầu tay" của bộ tứ này cũng giống như vậy. Trình Dục lấy được huyện Đông A, Từ Thứ lấy Phàn Thành, Gia Cát Lượng chiếm được Kinh Châu.

Bàng Thống ra tay lấy cả Tây Xuyên.

Tuy nhiên, trên thực tế, thành tựu cả đời của Trình Dục, Khổng Minh lại vượt xa so với Từ Thứ, Bàng Thống. Nguyên nhân còn xuất phát từ phạm trù so sánh thứ 3 - chính trị.

Hai phạm trù so sánh đầu tiên đều dựa trên cơ sở năng lực và tư tưởng tinh thần của bản thân nhân vật.

Nhưng trong "thực chiến" luôn tồn tại những người thông minh chấp nhận đi ngược lại đạo lý trung - hiếu - tín - nghĩa để đạt mục đích.

Trình Dục, Khổng Minh là những mưu sĩ có "đầu óc chính trị" sáng suốt hơn so với đám Từ, Bàng. Đây cũng là nguyên nhân giúp họ có sự nghiệp xán lạn hơn 2 người còn lại.

Theo những đánh giá hiện đại, Bàng Thống ngay từ đầu đã "toàn tâm toàn ý" trung thành với Lưu Bị.

Ông gia nhập Đông Ngô nhằm mục đích "nội ứng ngoại hợp" với Khổng Minh, Từ Thứ, giúp liên minh Lưu Bị - Tôn Quyền giành thắng lợi tại Xích Bích, qua đó xoay chuyển cục diện đối với Lưu Bị, trước đó vốn rất tệ hại.

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ