Vì sao Tôn Sách kiêu dũng nhất nhì thời Tam Quốc chết đột tử khi mới 25 tuổi?

56 1 0
                                    

Tôn Sách được đánh giá là thiếu niên hào kiệt, mệnh danh là Giang Đông Tiểu Bá Vương. Chỉ với 1000 người ngựa ban đầu, ông đã xây dựng nên một dải Giang Nam hùng mạnh. Thế nhưng, người anh hùng ấy, chỉ vì một sai lầm đáng tiếc đã phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.

Câu chuyện này có liên quan tới một đạo nhân tên Vu Cát, người đã khiến cho Tôn Sách mất ăn mất ngủ rồi chết trong uất hận.

Thần nhân dùng "phép" tế thế cứu người

Vu Cát là một phương sĩ ở Lang Nha (nay ở phía Bắc của Lâm Cân tỉnh Sơn Đông) sáng tác một quyển Thần Thư gồm 170 quyển. Một đệ tử của Vu Cát đã dâng sách này cho vua Hán Thuận Đế (tại vị 126-144). Được xem là kinh điển tối yếu trong giai đoạn ban đầu hình thành Đạo giáo, quyển đạo kinh này bàn về phụng thờ trời đất, thuận theo âm dương ngũ hành, tảo trừ đại loạn, giúp thiên hạ thái bình, sách còn bàn sự hưng phế của quốc gia, phương pháp dưỡng sinh, cách tu luyện thành thần tiên, bùa chú... Triều đình cho rằng đây là sách tà đạo nên tịch thu. Theo "Tam Quốc Chí", Vu Cát đến đất Cối và Ngô (nay là huyện Cối Kê của Chiết Giang và huyện Ngô của Giang Tô) lập tinh xá đốt hương đọc Đạo thư, chế tạo nước phép để trị bệnh cho dân chúng, và làm rất nhiều việc tốt giúp người dân Ngô Hội.

Tôn Sách giết nhầm Thần nhân, nhận quả báo chết thảm

Tôn Sách binh hùng tướng mạnh trấn giữ một cõi Giang Ðông. Tôn Sách từng dâng biểu lên triều đình xin chức Đại Tư Mã nhưng bị Tào Tháo chối từ. Sách giận nên định cử binh đánh Tào. Lúc đó Thái Thú Ngô Quận là Hứa Công định báo tin cho Tào Tháo biết, nào ngờ sứ giả bị quân Tôn Sách bắt được. Sách cho chém Hứa Công.

Thủ hạ Hứa Công có ba người từ đó thề báo thù cho chủ. Một hôm, Tôn Sách đi săn hươu, bị ba tên đó mai phục bắn một mũi tên vào gò má. Tôn Sách rút được tên ra rồi xông lại chém hết thích khách, quân sĩ xem mặt biết là bọn thủ hạ của Hứa Công. Tôn Sách về, có học trò của Hoa Ðà tới chữa bệnh.

Thầy thuốc nói mũi tên có tẩm thuốc độc, phải tĩnh dưỡng lâu ngày mới khỏi. Còn nếu cứ tức giận thì khó mà qua khỏi. Tôn Sách bình sinh làm gì là muốn làm ngay, nay nghe vậy thì bực lắm. Sau đó có Trần Chấn tới, dâng thư của Viên Thiệu muốn hiệp lực đánh Tào. Tôn Sách liền họp tướng sĩ bàn chuyện xuất quân.

Trong lúc đang bàn bạc, bỗng thấy mọi người rỉ tai nói nhỏ với nhau rồi lần lượt xuống lầu. Tôn Sách hỏi có việc gì vậy thì tả hữu thưa vì có Vu Cát chân nhân đi qua nên mọi người xuống lạy mừng. Tôn Sách liền tựa lan can nhìn xuống, thấy một đạo sĩ mặc áo choàng trắng, xách cây gậy đứng bên đường, còn mọi người thì thi nhau đốt hương quỳ lạy.

Tôn Sách bất bình nạt lớn: "Loài yêu đạo mê hoặc nhân dân". Rồi truyền quân giải Vu Cát tới. Tôn Sách mắng Vu Cát: "Mi dùng tà đạo mê hoặc lòng dân, tội đáng chết!" Vu Cát nói: "Bần đạo hái thuốc, chữa trị cho dân, lễ vật không lấy, sao lại bảo làm mê hoặc?".

Tôn Sách hỏi lại: "Không lấy của dân, vậy chớ áo mặc đó ở đâu ra?" Nói rồi toan chém. Các quan hết lòng can gián, Tôn Sách truyền hãy giam Vu Kiết vào ngục. Tôn Sách bình sinh có tài thao lược, trí dũng đều giỏi, được mệnh danh là Tiểu Bá Vương, oai danh hiển hách. Và cũng chính vì cái 'oai danh hiển hách' này, khiến cho Tôn Sách không phục Vu Cát, nghĩ rằng mình là chúa Giang Đông thì mọi người phải quy phục mình, nào ngờ còn có người mà họ còn trọng 'ngang mình', nên bèn nổi tâm ganh ghét. Đó chính là nguyên nhân khiến cho bậc anh tài này bắt đầu những hành động sai lầm.

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ