Nhiều người đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" đều thấy băn khoăn, khó hiểu trước cái chết của Quan Vũ. Phía Bắc có Tào Tháo, Đông có Tôn Quyền, vậy mà một mình Quan Vũ trấn giữ phía Bắc, đằng sau không có bất cứ sự chi viện nào, chẳng phải là tự tìm lấy cái chết sao? Cho dù Quan Vũ không hiểu điều này, lẽ nào Lưu Bị không hiểu, Gia Cát Lượng cũng không hiểu?
Các nhà nghiên cứu Tam Quốc nghiên cứu phân tích cho rằng, thực ra Lưu Bị hiểu, Gia Cát Lượng cũng hiểu, Quan Vũ cũng hiểu và ngay cả Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đều hiểu:
Quan Vũ không chết thì mọi người chưa được yên ổn; Quan Vũ chết thì mọi người mới yên tâm. Vì vậy, hạt nhân của "Tam Quốc diễn nghĩa" chính là cái chết của Quan Vũ; kết luận là: Quan Vũ chết vì bị mưu sát! Vậy ai đã mưu sát Quan Vũ?
Từ cái chết của Tuân Úc
Tuân Úc là mưu sĩ theo Tào Tháo sớm nhất, trong số các quân sư chỉ xếp sau Quách Gia, hết lòng trung thành với Tào Tháo, lập nên nhiều công lớn. Tào Tháo cũng rất tôn trọng Tuân Úc. Gia tộc Tuân Úc "Tứ thế tam công", vị thế cao sang hơn nhiều nhà Tào Tháo, vì vậy sự cống hiến của ông đối với Tào Tháo còn mang lại rất nhiều lợi ích từ địa vị gia tộc họ Tuân trong giang hồ.
Thế nhưng, mục đích Tuân Úc giúp Tào Tháo là để cùng Tào Tháo phò tá Hán thất. Về sau khi Tào Tháo lĩnh phong Ngụy Vương gia cửu tích thì Tuân Úc phát hiện Tháo có dã tâm thoán nghịch nên đã đứng ra phản kháng. Kết quả là bị Tháo dùng thuốc độc hại chết.
Quan Vũ cũng là người giống Tuân Úc. Quan Vũ là người "khi rảnh rỗi đọc Xuân Thu", trọng đại nghĩa. Ông theo Lưu Bị cũng có phần do nghĩa khí huynh đệ, nhưng căn bản nhất là mong phò tá Hán thất, lưu danh thiên cổ.
Có một chuyện cho thấy rõ điều này: Khi Quan Vũ bị Tào Tháo bắt, Tháo phong ông là "Hán Thọ Đình hầu". Về danh nghĩa là Hán Hiến đế phong, nhưng thực tế là Tào Tháo phong. Quan Vũ rất coi trọng tước phong này bởi về danh nghĩa đó là tước hầu của nhà Hán, ông đã là quan to của triều Hán.
Sau này Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo, về lý thì ông nên tránh nhắc đến tước hiệu "Hán Thọ Đình hầu" để tránh kích nộ đại ca Lưu Bị, vì trong mắt Lưu Bị, tước hiệu đó là do Tào Tháo phong; thế nhưng Quan Vũ vẫn cứ xưng danh, thậm chí cho thêu hiệu kỳ "Hán Thọ Đình hầu Quan".
Đối với ông, đó là niềm vinh dự, nhưng với Lưu Bị đó là "đạn bọc đường", là mồi nhử. Sau khi Quan Vũ tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung, trong lòng Lưu Bị đã nghi ngại, thấy người em này không còn đáng tin nữa.
Vì sao Quan Vũ tha Tào Tháo? Có phần về nghĩa khí, nhưng có người phân tích: Nếu Lưu Bị giết Tào Tháo thì chính Lưu Bị sẽ là người thế chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ nhất định tha Tào Tháo, ông biết mục tiêu của Quan Vũ là phò tá Hán thất.
Vì sao biết trước mà vẫn giao Quan Vũ giữ cửa ải cuối cùng này? Vì ông biết thế "ba chân vạc" là kết quả tốt nhất. Khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cánh Gia Cát Lượng, Pháp Chính ra sức khuyên Lưu Bị xưng đế, nhưng Lưu Bị từ chối, chỉ tự phong Hán Trung vương. Vì sao? Vì Quan Vũ đang ở Kinh Châu, nếu xưng đế, khác nào bức Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo.
BẠN ĐANG ĐỌC
Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-Ngô
RandomThời kì Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử họ...