Tào Tháo-Bộ mặt trắng bệch của kẻ ác

36 1 0
                                    

Phế bỏ Tuân Úc, cất nhắc Hoa Hâm, Tào Tháo đã khép lại nền chính trị của hiền thần Trương Lương, mở ra thời kỳ của những kẻ "bức hiếp chị dâu, nhận vàng hối lộ", dưới danh nghĩa "có tài là dùng". Tào Tháo làm vậy không vì một tư tưởng chính trị cao siêu nào cả, mà là vì phục vụ lợi ích chính trị ngay trước mắt.

Tào Tháo cần chuẩn bị bối cảnh chính trị để xây dựng một triều đại mới, cũng là di sản mà Tào Tháo để lại cho đời sau. Di sản đó đã mang lại những gì?

Giữa đường phải bỏ

Không chỉ loại bỏ những hiền thần có tiết tháo, Tào Tháo còn ra tay đồ sát những người liên quan tới nhà Hán. Tháo giết Phục hoàng hậu cùng hai hoàng tử và tông tộc họ Phục hơn trăm người, rồi lập con gái mình làm hoàng hậu; giết luôn Lang Da vương Lưu Hi.

Sau vụ Cảnh Kỷ, Vi Hoảng khởi binh đánh Tháo, Tháo sai triệu trăm quan nhà Hán tới huyện Nghiệp, bảo ai ra cứu lửa thì đứng bên trái, ai không ra thì đứng bên phải, rồi giết hết những người ra cứu lửa vì cái cớ vớ vẩn là họ "mới thực sự là giặc". Con trai của Tháo là Tào Thực tự ý mở cửa Tư Mã để đi ra. Tháo biết tin, ban lệnh rằng "từ khi Tử Kiến tự ý mở cửa Tư Mã đi ra, ta chẳng tin tưởng các chư hầu nữa vậy".

Tào Tháo giống như kẻ tranh giành thiên hạ mà chặt hết chân tay mình, rồi bảo là "ta tất thắng", rõ ràng là chẳng thể được. Không khí nghi kỵ, khủng bố bao trùm ấy khiến rất nhiều người tài trở nên khiếp sợ.

Giả Hủ "tự biết mình chẳng phải là cựu thần của Thái Tổ, nhưng kế sách mưu tính rất sâu xa, sợ bị người khác nghi ngờ, nên đóng cửa tự giữ mình, nhún nhường không giao tiếp riêng tư với ai, trai gái lấy vợ gả chồng chẳng kết giao với nhà cao môn".

Nên nhớ Giả Hủ từng giúp Hán Hiến đế thoát khỏi Lý Thôi, Quách Dĩ. Từ Hoảng là thuộc hạ cũ của Dương Phụng, có công phò Hiến đế về Lạc Dương. Tào Tháo ví Hoảng như Chu Á Phu – người dẹp loạn chấn hưng nhà Hán. Hoảng "trọn đời chẳng giao kết rộng rãi".

Đến con mình còn không tin được, nên Tháo không bao giờ còn có thể yên tâm mà đi tranh giành thiên hạ. Tháo đánh Mã Đằng, Tôn Quyền, Trương Lỗ, Lưu Bị đều là đi vội, về gấp. Mưu sĩ Pháp Chính từng nhận xét rằng sau khi diệt Trương Lỗ, Tào Tháo bỏ qua kiến nghị sáng suốt, không thừa cơ đánh Ba, Thục, mà "vội vàng về bắc", không phải vì "trí hắn không kịp hay sức hắn không đủ, mà vốn là vì trong nội bộ có điều lo lắng".

Nhà nghiên cứu Lê Đông Phương đã chỉ ra: từ sau trận chiến Xích Bích, những chiến dịch quân sự mà Tào Tháo thực hiện đều có điểm chung là "không làm tới cùng", lúc thì không truy đuổi tàn quân (Mã Siêu), lúc thì chưa lập công đã quay về (Tôn Quyền), lúc thì đã chiếm được nhưng lại để mất (Trương Lỗ, Lưu Bị). Đó gọi là giữa đường phải bỏ. Sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tào Tháo đã tan thành bọt nước.

Hành động vô ý của Tào Thực đã khiến Tháo nghi ngờ cả con mình

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ