"Ác mộng" ngoại hình khiến Lưu Bị cả đời... ôm hận

69 1 0
                                    

Sở hữu thân hình cao lớn, tướng mạo dị thường, nhưng Lưu Bị vẫn luôn xấu hổ vì khiếm khuyết ngoại hình này.

Là một trong những nhân vật có ngoại hình đặc biệt nhất Tam Quốc, được sử cũ miêu tả có thân hình cao bảy thước năm thốn, tay dài quá gối, mắt nhìn thấy tai và không có râu.

Ngoại hình "dị nhân" hay "vĩ nhân"?

Chiều cao "bảy thước rưỡi" của Lưu Bị thời xưa tương đương với con số trên dưới 1m73 – 1m75 (có tài liệu ghi là 1m65) theo đơn vị đo hiện nay.

So với nam giới hiện đại, con số này chỉ ở mức trung bình, nhưng vào thời xưa, Lưu Bị lại được xếp vào hàng những nam tử dũng mãnh, cao lớn.

Tương truyền rằng, Lưu Bị sở hữu đôi tay rất dài, cánh tay buông thõng xuống còn dài qua đầu gối.

Năm xưa, dân gian còn truyền nhau một giai thoại về vị tiên chủ họ Lưu này. Chuyện kể rằng khi Lưu Bị và Tào Tháo ngồi uống rượu luận anh hùng, Tháo có làm rơi đồ xuống đất, Lưu Bị dù đang ngồi vẫn có thể đưa tay nhặt lên, không cần xoay người.

Người hiện đại đều cho đó là "dị nhân", nhưng cổ nhân thời xưa lại coi đặc điểm này là "thiên phú dị bẩm", "tướng mạo của bậc thánh nhân".

Không những vậy, Lưu Bị còn sở hữu một đôi tai rất đặc biệt. Nhân tướng học gọi đó là "song nhĩ thùy kiên", nghĩa là đôi tai lớn, phần dái tai rất dày và dài, thậm chí còn chạm tới vai.

Tương truyền rằng, khi còn chưa lập nên đại nghiệp, những người anh em thân thiết của Lưu Bị đều gọi ông là "Đại nhĩ tặc" (tên giặc có tai lớn). Sử cũ miêu tả ông là người "hai mắt có thể nhìn thấy tai" cũng vì điều này.

Xấu hổ vì "mày râu nhẵn nhụi"

Tuy nhiên, Lưu Bị lại sở hữu một đặc điểm ngoại hình là "ác mộng" của nhiều nam tử thời bấy giờ - không có râu!

Từ khi còn trẻ cho tới lúc trung tuổi, Lưu Bị tuyệt nhiên chưa bao giờ có được một bộ râu dài. Nhiều người nghĩ ông bôn ba cả đời khiến râu "rụng", cũng có người khẳng định Lưu Bị là kiểu người trời sinh đã không thể mọc râu!

Ngày nay, đàn ông thiếu râu không phải là việc to tát, thậm chí nhiều quý ông còn cạo râu hằng ngày để giữ vẻ ngoài lịch lãm. Nhưng vào thời xưa, nam tử không có râu lại bị coi là "đại sự"!

"Tư trì thông giám" có ghi lại: Năm xưa Viên Thiệu và Viên Thuật dẫn cấm quân tiến vào trong cung để báo thù cho Đại tướng quân bị hoạn quan hại chết, hễ nhìn thấy tên đàn ông nào không có râu thì thẳng tay chém chết.

Theo quan niệm thời xưa, người có râu mới được coi là nam tử, kẻ là nam mà cằm nhẵn thì chỉ có bọn hoạn quan.

Thậm chí, bộ râu còn trở thành một trong những chuẩn mực cái đẹp đối với đàn ông thời bấy giờ. "Hán thư" từng ca ngợi Hán Cao Tổ Lưu Bang có "mỹ tu nhiêm" (râu quai nón đẹp).

"Tam Quốc chí" cũng từng khen ngợi bộ râu màu tím của Tôn Quyền, hàm râu màu vàng hiếm có của Tào Chương và nhiều bậc anh hùng "râu dài" khác như Quan Vũ, Thôi Diễm, Ngụy Diên, Trình Dục...

Xuất hiện bên cạnh tập đoàn nhân vật hầu hết đều có râu như vậy, việc "cằm nhẵn" luôn là một cái gai trong lòng Lưu Bị, khiến ông phải ngậm ngùi ôm hận.

Năm xưa, khi mới nhập Thục, Lưu Bị có cùng Lưu Chương gặp gỡ. Bấy giờ, Lưu Chương có một thủ hạ tên là Trương Dụ.

Kẻ họ Trương này sở hữu bộ râu đặc biệt rậm rạp. Lúc này Lưu Bị đã có địa vị, liền trêu Trương Dụ:

"Xưa ta ở huyện Trác, huyện ấy đặc biệt có nhiều người rậm râu. Đông tây nam bắc đều là các loại râu. Huyện lệnh đất Trác còn gọi nơi ấy là "Chư mao nhiễu Trác" (râu vây lấy Trác)."

Ngụ ý của Lưu Bị là chê cười bộ râu rậm rạp của Trương Dụ. Nhưng họ Trương kia cũng không phải kẻ dễ bắt nạt, liền trả lời lại một cách mỉa mai:

"Khi trước có người làm quan trên ở vùng Lộ đất Thượng Đảng, sau lại được thăng làm huyện lệnh ở huyện Trác. Tới lúc từ quan về nhà, người đương thời nếu viết danh xưng của ông ta, ghi là "Lộ" thì thiếu "Trác", ghi là "Trác" ắt thiếu "Lộ", bèn viết thành "Lộ Trác quân".

"Lộ Trác quân" vốn ghép từ tên hai vùng đất là đất Lộ và huyện Trác (潞涿), nhưng lại đồng âm với "lộ trác" (露啄), sẽ bị hiểu thành "chàng Trác không râu". Trương Dụ nói như vậy múc đích nhằm để châm biếm Lưu Bị là kẻ "cằm nhẵn".

Lưu Bị mặc dù "vui buồn không lộ ra mặt", nhưng với câu nói ngày ấy vẫn ôm hận trong lòng, quyết không bỏ qua. Sau đó, Lưu Chương thất thế, Trương Dụ trở thành thuộc hạ của Lưu Bị.

Vì mối hận năm xưa, ông tìm cách khép tội rồi giam Trương Dụ vào ngục, ngay cả Gia Cát Lượng dâng biểu xin tha tội cũng không đồng ý. Kết quả là Trương Dụ phải lĩnh án tử, xác còn bị bêu ngoài chợ.

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ