Không phải giai đoạn chiến sự giằng co với Thục - Ngô, mà chính cuộc viễn chinh thống nhất miền Bắc mới là chiến dịch khiến Tào Tháo "uy chấn thiên hạ". Bù lại, ông mất Quách Gia.
Bá chủ quan ngoại
Cuối thời Đông Hán, miền Bắc Trung Quốc rơi vào cục diện nội chiến liên miên.
Chỉ tới khi một nhân vật "xuất thế" thì người Hồ (cách gọi chung các dân tộc thiểu số phương Bắc Trung Quốc bị coi là "ngoại lai") - bất kể là Hung Nô hay Đông Hồ - mới sợ hãi, không dám mạo phạm Trung Nguyên.
Nhân vật này không ai khác ngoài Thừa tướng Hán triều, sau là Ngụy Vũ Đế Tào Tháo.
Phương Bắc chính là chiến trường mà Tào Tháo lập uy. Đặc biệt sau khi ông thống nhất miền Bắc, vấn đề ngoại xâm đối với Trung Nguyên gần như đã được giải quyết triệt để.
Các dân tộc phương Bắc vốn không để Hoàng đế Đại Hán vào mắt, thì nay "nhất mực cung kính" đối với Ngụy Vương .
Truyền thuyết về việc Tào Mạnh Đức "khuất phục" toàn bộ miền Bắc xuất phát từ chiến dịch Bắc chinh Ô Hoàn của ông.
Sau đại chiến Quan Độ, Tào Tháo tiêu diệt quân chủ lực của cường địch Viên Thiệu, đồng thời truy quét tàn dư của Thiệu và chinh phạt Ô Hoàn.
Cuộc viễn chinh này của Tào Tháo vấp phải sự phản đối quyết liệt của phần đông mưu sĩ dưới trướng, duy chỉ có một người cực lực tán thành động binh, thậm chí chủ trương "binh quý thần tốc". Đó là thiên tài quân sự mà hết mực trọng vọng - .
Tài trí của đệ nhất mưu sĩ Quách Gia được cho là "dị thường" so với các quân sư khác, bản thân ông thường có những kiến giải vô cùng khác lạ. Chính Tào Tháo cũng thường "nhất nhất nghe theo" kế sách của Quách Gia, trong chiến dịch Ô Hoàn cũng không ngoại lệ.
Cuộc chinh phạt Ô Hoàn của Tào Tháo áp dụng chủ trương chiến lược "nhanh như chớp" và "tắm máu". Sử liệu Trung Quốc chép rằng, Tào "viễn chinh nghịch quốc", cho thấy ông giương cờ gióng trống, điều động quân lực lớn, thế chiến tất thắng.
Đây là một trong vô số chiến dịch viễn chinh quan ngoại điển hình của quân Hán, với lực lượng tác chiến chủ yếu là kỵ binh.
Cuộc chiến đẫm máu này được nhiều thư tịch chép lại. Hàng vạn kỵ binh đã tham gia cuộc hỗn chiến thảm khốc.
Đối diện với đội quân du mục thiện chiến phương Bắc, kỵ binh Tào Tháo không hề kém cạnh. "Tam Quốc Chí" chép - "Hổ Báo Kỵ bắt sống Thiền Vu Tháp Đốn, chém đầu giữa trận tiền. Ô Hoàn như quần long vô thủ, kỵ binh chủ lực 3 quận tan vỡ".
Việc Tào Mạnh Đức gạt bỏ kháng nghị của chúng tướng, quyết ý viễn chinh, thậm chí đạp đổ chính sách ôn hòa của Hán triều mà kiên quyết "tắm máu" Ô Hoàn đã gây ra nhiều tranh cãi cho hậu thế về mục đích thực sự của ông.
Theo một số nhà nghiên cứu Trung Quốc, nguyên nhân chính của chiến dịch này gồm 2 điểm: Tính cách của và tình thế trong thiên hạ lúc bấy giờ.
Cá tính của Ngụy Vương Tào Tháo được đánh giá là "khác với kiểu Hoàng đế mô phạm" của Trung Quốc. Chiến dịch Ô Hoàn đã giúp ông được tiếng "bá chủ quan ngoại".
BẠN ĐANG ĐỌC
Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-Ngô
RandomThời kì Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử họ...