Tôn Sách hay Tôn Quyền mới xứng là đệ nhất anh hùng chốn Giang Đông?

71 2 0
                                    

Tôn Sách kế nghiệp cha khi mới 17 tuổi. Tôn Quyền kế thừa đại nghiệp của anh trai khi mới 18 tuổi. Vậy ai mới xứng là bậc anh hùng hiếm có trong thiên hạ?

Thời Tam quốc, hai anh em Tôn Sách, Tôn Quyền có thể nói đều là bậc kỳ tài hiếm có trong thiên hạ. Tôn Sách được gọi là Tiểu Bá Vương và được ví không kém gì Tây Sở Bá vương Hạng Vũ.

Tôn Quyền kế thừa đại nghiệp của anh trai mình Tôn Sách khi mới 18 tuổi. Ông đã biết kết hợp sức mạnh để lập nên nước Đông Ngô hùng mạnh, ổn định trong thời chiến loạn.

Tôn Quyền cũng xứng đáng là bậc cao thủ khi lần lượt đánh bại được các điêu hùng như Tào Tháo, Lưu Bị. Nếu so sánh thì hai anh em cũng "kẻ chín lạng người nửa cân".

Luận về quân sự tài hoa, Tôn Sách có lẽ khó ai bì kịp. Tôn Sách kế nghiệp cha mình khi mới 17 tuổi. Ông đã biết dùng ngọc tỷ để đổi lấy mấy nghìn binh mã của Viên Thuật. Sau đó lần lượt chiếm được 6 quận là Hội Khê, Ngô Quận, Đan Dương, Dự Chương, Lỗ Giang, Lô Lăng và Chiêu Lăng.

Ngoài ra, ông còn chiêu nạp được vô cùng nhiều hiền tài đương thời giúp sức, đặt nền móng vô cùng quan trọng cho Đông Ngô lập quốc sau này.

Nếu bàn về chính trị tài cán thì Tôn Quyền lại hơn anh mình. Cái giỏi nhất của Tôn Quyền là giỏi dùng người. Ông biết dùng đúng người đúng việc, biết nghe theo cao kiến của các bậc kỳ tài để tạo nên kỳ tích.

Điển hình Tôn Quyền đã biết dùng và nghe theo Gia Cát Cẩn không liên kết với Viên Thiệu mà thuận theo Tào Tháo. Tào Tháo nghe tin Tôn Sách đã chết muốn dấy binh đánh Giang Nam nhưng nghe theo lời can gián của Trương Hoành phong cho Tôn Quyền làm tướng quân kiêm thái thú Lệnh Kê.

Nếu bàn về dung mạo chắc chắn Tôn Sách hơn hẳn Tôn Quyền. Theo miêu tả, Tôn Quyền tương đối giống với ngoại hình Câu Tiễn nước Việt xưa. Dung mạo xấu xí, mặt vuông mồm rộng, mắt xanh hàm râu xanh tím.

Nói chung, đây không phải là tướng mạo của một bậc anh hùng đương thời. Trong khi đó, cùng với Chu Du, Tôn Sách chính là những mỹ nam nổi tiếng đương thời. Nếu bàn về khả năng tu dưỡng bản thân, tầm nhìn xa trông rộng. Trước khi mất Tôn Sách vẫn luôn đau đáu về lợi ích của Giang Đông và trăm dân. Ông đã sắp đặt căn dặn trên dưới chu toàn mọi việc.

Khi Tôn Quyền xưng đế đã truy phong cho cha mình Tôn Kiên là Thái Tổ Vũ Liệt hoàng đế nhưng lại chỉ phong cho anh trai mình Tôn Sách người có công lớn trong việc bành trướng Giang Đông, khai sáng cơ nghiệp Đông Ngô là Trường Sa Hằng Vương.

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ