Những chi tiết "ba xạo"trong Tam quốc diễn nghĩa

160 2 0
                                    

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH:

Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình

:

- Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian

- Điêu Thuyền không có thật

- Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi

- Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.

- Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền ... đều không có thật.

Về chuyện "Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới"

-Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện "Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền".

-Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo.

-Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.

-Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác).

Ngoài ra theo trang Wikipedia đây là 4 tình tiết chính mà các học giả TQ đã bắt được, vì theo lịch sử TQ thì các tình tiết dưới đay là

1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.

2.Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.

3. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

4. Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ