Khương Duy (202-264), tự Bá Ước, người quận Thiên Thủy, Lương Sơn (nay thuộc tỉnh Cam Túc) là nhà quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc. Khương Duy vốn là Trung lang tướng của Tào Tháo ở quận Thiên Thủy, sau đầu hàng Thục Hán, được Gia Cát Lượng trọng dụng và mến mộ nhận làm học trò. Sau khi Gia Cát Lượng chết, Khương Duy nắm quyền thống lĩnh quân Thục Hán, 11 lần đem quân phạt Ngụy nhưng không thành.
Khi Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán diệt vong, Khương Duy đầu hàng Chung Hội với ý đồ lợi dụng Chung Hội để phục quốc nhưng thất bại, bị chết trong đám loạn quân khi 62 tuổi. Đánh giá về Khương Duy, rất nhiều sử gia cho rằng Thục Hán mất bởi tay ông nguyên nhân chính là do Gia Cát Lượng đã phạm sai lầm lớn trong chọn người kế nghiệp, vì Khương Duy chẳng có bản lĩnh gì xuất sắc ngoài chút tài về quân sự. Đâu là sự thật về Khương Duy? Liệu ông có phải chịu trách nhiệm về sự diệt vong của Thục Hán?
Có tài năng chính trị nhưng... không gặp thời
Tài năng chính trị là điều gây tranh cãi nhiều nhất. Nhiều người cho rằng Khương Duy rất kém về mặt chính trị, không biết nội chính, bất lực trước sự hoành hành của đám gian thần như Hoàng Hạo. Nghe thì có vẻ có lý, nhưng thực ra rất vô lý. Khương Duy thân phận là một hàng tướng, một bước lên đỉnh cao quyền lực ở trên các tướng Thục, quan lộ hanh thông như thế, nếu không có tài năng liệu có ổn không? Quan trường nước Thục thì rất hỗn loạn, trong thực tế, ngoài hoạn quan Hoàng Hạo, Khương Duy còn phải đối phó với cả Tưởng Uyển, Phí Vĩ và Gia Cát Chiêm, con trai thầy mình bởi sự đố kỵ, ghen ghét.
Khương Duy thực ra chỉ là người "múa gậy trong bị", tình thế Thục Hán lúc bấy giờ đến Gia Cát Lượng cũng không thể xoay chuyển được, các cuộc đấu đá nội bộ diễn ra liên miên. Cần phải biết, số phận của hàng thần đến như Mã Siêu công trạng với Thục Hán lớn như thế rồi cũng phải về quê, chết trong u uất. Để tránh bị nghi ngờ, Khương Duy không thể can dự triều chính, Lưu Thiện lại là hôn quân, gần đám tiểu nhân, xa lánh hiền thần, không chịu nghe trung ngôn, dẫn đến Thục Hán ngày càng suy yếu. Lũ gian thần như Hoàng Hạo đứng sau khống chế Lưu Thiện, trừ phi bị phế bỏ, chẳng ai phù trợ được ông vua như thế. Vì vậy không nên đổ mọi trách nhiệm cho Khương Duy trong sự suy vong của Thục Hán.
Gia Cát Lượng và Khương Duy trên màn ảnh
Về sức hút nhân cách, Khương Duy nổi tiếng là người con có hiếu, cha làm quan ở Thiên Thủy, bị chết trận, Khương Duy sống cùng mẹ thường kết giao với một số hào kiệt, trong lòng nuôi chí lớn. "Tam Quốc chí. Khương Duy truyện" ghi: Từ nhỏ Duy đã đọc sách của Hán đại nho gia Trịnh Huyền nên chịu ảnh hưởng sâu sắc. Đó có lẽ là căn nguyên khiến ông "muốn lập công danh, tâm tồn Hán thất" và luôn nung nấu tư tưởng phục hưng nhà Hán, khôi phục Trung Nguyên sau này.
BẠN ĐANG ĐỌC
Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-Ngô
RandomThời kì Tam Quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử họ...