Kết cục bi thảm của danh tướng kế thừa Khổng Minh

70 1 0
                                    

Cuộc đời Khương Duy đã rẽ sang hướng mới khi ông gặp Gia Cát Lượng năm 26 tuổi, và trải qua 36 năm sau đó để "cửu phạt Trung Nguyên", kế thừa sự nghiệp "Bắc phạt" của Khổng Minh.

Sau khi Lưu Bị mất, Lưu Thiền kế vị, đại quyền Thục Hán nằm trong tay Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Thời kỳ "hậu Lưu Bị", số người ủng hộ chiến dịch "Bắc phạt" ngày càng ít, khiến Gia Cát Lượng từng phải 2 lần dâng sớ lên Lưu Thiền "nói cho rõ tầm quan trọng của việc Bắc phạt".

Đây cũng là giai đoạn mà Khổng Minh bắt đầu tìm kiếm người kế thừa sự nghiệp của ông, liệu một trong số những danh tướng của Thục Hán có khả năng gánh vác trọng trách Bắc phạt?

Trong trận vây đánh Thiên Thủy, một "hiện tượng" đã xảy ra, khi danh tướng Triệu Tử Long - người đứng đầu "ngũ hổ tướng" - bất ngờ bị đánh bại bởi tay một nhân vật "vô danh tiểu tốt".

Về sau, nhân vật nọ được biết đến chính là Khương Duy. Ông là quân sự gia và chính trị gia nổi tiếng cuối thời Tam Quốc.

Gia Cát Lượng dùng đủ mưu kế để thu phục Khương Duy, sau đó đem hết sở học bình sinh truyền thụ lại, để phó thác cho Duy sự nghiệp "hưng sư Bắc phạt".

Trong lực lượng Thục Hán, Khương Duy là "kẻ đến sau" mà nhanh chóng vươn lên vị trí quyền lực, được gọi là "thế hệ cầm quyền thứ 5 triều Thục Hán".

Khương Duy được đánh giá là biết thức thời, kế thừa ý chí của Khổng Minh, sách lược chiến tranh thực dụng của ông giúp Thục giữ vững được an ninh quốc gia trong nhiều năm.

Sự nghiệp "cửu phạt Trung Nguyên" của Duy có thắng có bại, song ông không hề thay đổi tinh thần "tiến hành cách mạng đến cùng", luôn giữ được phong phạm của một chính trị gia lỗi lạc.

Bản thân Khương Duy là một tài năng được lịch sử ghi nhận, song tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung thậm chí còn nâng hình tượng nhân vật này lên mức "sống oanh liệt, chết bi tráng".

Trong "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, "đại nghĩa xuân thu" của Khương Duy cũng không khác nhiều so với hình ảnh anh hùng trong "Tam Quốc diễn nghĩa", cho thấy lịch sử và văn học Trung Quốc đã nhất trí trong đánh giá đối với nhân vật này.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn "thành bại luận anh hùng" của sử gia hậu thế La Quán Trung, Khương Duy cũng là một "cuồng nhân chiến tranh", là "tội đồ" dẫn đến sự đoản mệnh của triều Thục Hán.

Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng quan điểm trên là bất công đối với Khương Duy.

Trên thực tế, trong thời kỳ "Tam Quốc đỉnh lập", so sánh tương quan lực lượng với Tào Ngụy và Tôn Ngô, Thục là nước có thực lực yếu kém nhất, lại nằm ở khu vực "dân ít, địa hình hiểm trở", bất lợi trăm bề.

Nếu những "trụ cột" như Gia Cát Lượng hay Khương Duy không triệt để áp dụng chính sách "Bắc phạt" để kéo điểm nóng chiến tranh ra ngoài biên giới, thì trước sức ép "ngoại địch áp biên - trong còn đấu đá", Thục Hán vốn không đủ khả năng duy trì triều đình tới 42 năm.

Luận bàn về Tam Quốc Ngụy-Thục-NgôNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ